'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý một số quy định về "phát triển quỹ đất" của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó có nội dung góp ý về cơ chế “phát triển quỹ đất” và đề nghị quy định bổ sung một số nguồn tài chính khác cho “Quỹ phát triển đất”.
Theo HoREA, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đổi mới tư duy kinh tế về đất đai thể hiện trong quy định nhà nước đầu tư phát triển quỹ đất để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư và cơ chế “Quỹ phát triển đất” ứng vốn cho “Tổ chức phát triển quỹ đất” để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất.
Về nguồn thu tài chính của "Quỹ phát triển đất", Hiệp hội nhận thấy Điều 113 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định nguồn thu tài chính của "Quỹ phát triển đất" được tiếp nhận từ 3 nguồn là phân bổ từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn khác theo quy định của pháp luật, được phân bổ tối thiểu 10% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương cho Quỹ phát triển đất.
Tuy nhiên, theo HoREA, nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương không nhiều, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, ngay cả TP HCM thì nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất năm 2021 cũng chỉ có 11.229 tỷ đồng, nếu trích 10% thì cũng chỉ được 1.122 tỷ đồng, không đáp ứng được yêu cầu về vốn để thực hiện nhiệm vụ của “Quỹ phát triển đất” và “Tổ chức phát triển quỹ đất”.
Do vậy, Hiệp hội đề nghị bổ sung quy định cấp tỉnh dành một tỷ lệ nhất định nguồn thu từ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, lợi nhuận xổ số kiến thiết trong năm của địa phương để tạo nguồn tài chính cho “Quỹ phát triển đất”.
Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Chính phủ quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của “Tổ chức phát triển quỹ đất”.
Hiệp hội nhận thấy “Tổ chức phát triển quỹ đất” là đơn vị sự nghiệp công hoặc doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của nhà nước muốn hoạt động hiệu quả thì vừa phải có nguồn vốn tài chính ban đầu đủ lớn để hoạt động, vừa phải xây dựng được cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động rất chủ động, năng động (tương tự như tính chủ động, năng động của doanh nghiệp tư nhân), nhưng vừa phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu, nên cơ chế, tổ chức hoạt động của “Tổ chức phát triển quỹ đất” cần được Chính phủ quy định chi tiết.
Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 113 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ tối thiểu 10% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, dành một tỷ lệ nhất định nguồn thu từ hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, lợi nhuận xổ số kiến thiết hàng năm của địa phương cho "Quỹ phát triển đất”. Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 114 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), như sau: Đất thuộc quỹ đất được giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 115 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), như sau: Chính phủ quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của "Tổ chức phát triển quỹ đất”. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.