Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như vậy, theo quy hoạch, mạng lưới cao tốc Bắc - Nam sẽ có 41 tuyến với tổng chiều dài 9.014m và có 2 trục "xương sống" cao tốc Bắc - Nam song song với nhau.
Cụ thể, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau dài khoảng 2.063 km, quy mô 4 - 10 làn xe.
Đồng thời, sẽ xây dựng thêm tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây từ Tp. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến Tp. Rạch Giá tỉnh Kiên Giang có chiều dài khoảng 1.205 km, quy mô 4 - 6 làn xe
Theo thông kê, dự kiến, khu vực phía Bắc gồm 14 tuyến cao tốc, có chiều dài khoảng 2.305 km, quy mô 4 - 6 làn xe. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.431 km, quy mô 4 - 6 làn xe; Khu vực miền Nam gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.290 km, quy mô 4 - 10 làn xe.
Vành đai đô thị Thủ đô Hà Nội gồm 3 tuyến, chiều dài khoảng 425 km, quy mô 4 - 6 làn xe; vành đai đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gồm 2 tuyến, chiều dài khoảng 295 km, quy mô 4 - 8 làn xe.
Như vậy, đến năm 2030, có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc (tăng khoảng 3.841 km so với với năm 2021), đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển hệ thống đường cao tốc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đồng ý phát triển thêm 172 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài lên tới 29.795 km (tăng 5.474 km so với năm 2021). Cụ thể, xây dựng tuyến Quốc lộ 1 từ Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2.482 km, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng với 4 làn xe.
Xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) dài 1.762 km đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, từ 2 - 4 làn xe.
Ngoài ra, Phó thủ tướng đồng ý phát triển hệ thống đường QL phía khu vực phí Bắc gồm 21 tuyến quốc lộ chính yếu (dài khoảng 6.954 km); tuyến quốc lộ thứ yếu gồm 34 tuyến (dài khoảng 4.000km); các tuyến quốc lộ trên địa bàn Hà Nội từ vành đai 4 trở vào được tổ chức quản lý theo Luật thủ đô.
Ở Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, sẽ có 24 tuyến quốc lộ chính (dài khoảng 4.407 km), 47 tuyến quốc lộ thứ yếu (dài 4.618 km).
Khu vực phía Nam sẽ có thêm 17 tuyến quốc lộ chính yếu (dài 2.426 km) và 27 tuyến quốc lộ thứ yếu (dài 3.139 km) và các tuyến quốc lộ trên địa bàn Tp. HCM do địa phương quản lý.
Đối với tuyến đường bộ ven biển qua địa phận 28 tỉnh, thành phố có tổng chiều dài khoảng 3.034 km, quy mô 2 - 4 làn xe, hướng tuyến các đoạn không đi trùng các quốc lộ, cao tốc sẽ được quyết định trong quy hoạch địa phương. Bộ GTVT chỉ đầu tư đoạn đi trùng quốc lộ, cao tốc; các địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư các đoạn còn lại trước năm 2030.
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, nhu cầu vốn đầu tư mạng lưới đường bộ đến năm 2030, dự kiến khoảng 900.000 tỷ đồng sẽ được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn khác.
Theo tính toán, nguồn lực đầu tư dành cho giao thông hằng năm phải đạt từ 3,5 đến 4,5% GDP. Đồng thời ưu tiên nguồn vốn ngoài ngân sách như mô hình hợp tác công tư (PPP) với vai trò là vốn mồi.
Đặc biệt, ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ được đầu tư, khai thác dịch vụ khác liên quan đến phạm vi dự án và được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng dài hạn, ưu đãi lãi suất.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư theo phương thức PPP, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai về danh mục dự án, đối tác công tư trên hệ thóng mạng đấu thầu quốc gia; đơn giản hoá thủ tục đầu tư theo phương thức PPP.
Khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua hình thức "nhượng" quyền khai thác. Các địa phương nghiên cứu, triển khai cơ chế thu từ khai thác quỹ đất hai bên đường để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Để thực hiện được quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch đề ra, các giải pháp được tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đặc biệt là đường bộ cao tốc.
Trong đó, đẩy mạnh đầu tư PPP, với vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt, kích hoạt để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác. Thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền trong việc huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện cho các địa phương…. Việc giao quyền cho địa phương thực hiện cũng là giải pháp mới trong huy động vốn xây dựng các tuyến đường bộ trong thời gian tới
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.