Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 nhà máy điện gió và điện mặt trời tại các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm phục vụ công tác điều tra.
Động thái này là một phần của quá trình điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Công thương và các tỉnh, thành phố.
Trong số 32 dự án bị đưa vào diện điều tra, có dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Đây là một trong bốn dự án điện gió tại Gia Lai đang bị điều tra trong vụ án.
Được biết, dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 8/2020. Với công suất thiết kế 100MW, dự án bao gồm 25 turbine gió loại 4.0MW, và có thời gian hoạt động 50 năm kể từ khi được cấp quyết định đầu tư.
Dự án có quy mô diện tích 65ha với tổng mức đầu tư lên đến 4.021 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư góp 804 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng chiếm 2.815 tỷ đồng và các nguồn vốn khác là 402 tỷ đồng.
Chủ đầu tư của dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 là Công ty cổ phần Phát triển Điện gió Cao Nguyên 1. Điện gió Cao Nguyên 1 được thành lập vào tháng 7/2020, do ông Nguyễn Trí Trà làm Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Ngọc Minh giữ vai trò Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật.
Điện gió Cao Nguyên 1 có vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Thông minh Gia Lai nắm giữ 70% cổ phần, bà Nguyễn Thị Hạnh nắm 20%, và bà Nguyễn Thị Yến nắm 10% cổ phần. Đến tháng 10/2023, Điện gió Cao Nguyên 1 đã bất ngờ tăng vốn điều lệ lên gần 5 lần lên 484,35 tỷ đồng.
Về phía cổ đông lớn của Điện gió Cao Nguyên 1 có Công ty cồ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Thông minh Gia Lai được thành lập vào tháng 7/2019 với vốn điều lệ ban đầu 250 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của Công ty cồ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Thông minh Gia Lai gồm: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng thông minh nắm 80% cổ phần, ông Nguyễn Ngọc Minh nắm 15%, và ông Võ Thành Trung nắm 5%. Ông Nguyễn Ngọc Minh cũng là Giám đốc của công ty này.
Thay vì tăng vốn, tháng 4/2022 doanh nghiệp bất ngờ điều chỉnh giảm vốn điều lệ từ 250 tỷ đồng xuống 110 tỷ đồng. Doanh nghiệp do ông Nguyễn Ngọc Minh làm người làm Giám đốc và người đại diện pháp luật.
Đáng chú ý, ngoài Đầu tư phát triển năng lượng thông minh, ông Minh còn được biết đến còn là người đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Nông nghiệp SEC, Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng SEC, Công ty TNHH Ared Gia Lai.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng Thông minh, cổ đông lớn nắm 80% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển năng lượng thông minh Gia Lai và được thành lập tháng 5/2019, do bà Nguyễn Thị Hạnh làm Giám đốc.
Sau khi thành lập vài tháng, công ty này đã tăng vốn điều lệ "sốc" từ 6 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, gấp 83 lần. Tuy nhiên, đến tháng 12/2021, công ty lại giảm vốn điều lệ xuống còn 300 tỷ đồng và tiếp tục giảm còn 200 tỷ đồng vào tháng 5/2022.
Qua đó có thể thấy, các xoay quanh Điện gió Ia Le 1 là một nhóm DN có sở hữu qua lại và liên tục tăng giảm vốn khá thất thường.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 thuộc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 đã xảy ra khiếu kiện kéo dài liên quan đến công tác thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ trong hành lang an toàn cột tháp gió.
Cụ thể, vào ngày 13/7, khi xe vận chuyển cánh quạt điện gió vào khu vực dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 để khắc phục sự cố tại trụ tua bin gió số WT04 bị gãy vào ngày 28/4, nhiều người dân đứng trước đầu xe để ngăn cản.
Sau đó, chính quyền địa phương và lực lượng Công an đã đến hiện trường giải tỏa và thống nhất phương án đưa xe chở cánh quạt đến vị trí khác để không làm ảnh hưởng đến giao thông trên quốc lộ 14.
Được biết, việc chặn đầu xe là do bức xúc khi chủ đầu tư dự án chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng cho người dân có đất sản xuất và tài sản trên đất trong phạm vi hành lang an toàn cột tháp gió.
Để giải quyết vấn đề này, UBND huyện Chư Pưh đã tổ chức đối thoại giữa các hộ dân bị ảnh hưởng và chủ đầu tư. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa đồng thuận với các phương án chủ đầu tư đưa ra nên không ai ký vào biên bản làm việc.
Sau đó, tổ công tác của địa phương tiếp tục đến từng nhà tuyên truyền, phân tích để người dân hiểu các quy định về việc bồi thường, hỗ trợ trong phạm vi khu vực thuộc hành lang an toàn cột tháp gió, không gây cản trở xe chở thiết bị nhưng không mang lại kết quả.
Trong khi các bên chưa tìm được tiếng nói chung thì khoảng 4 giờ sáng ngày 1-8, xe chở thiết bị được hỗ trợ để di chuyển đến chân công trình. Bức xúc trước việc này, một số người đã quay video, chụp ảnh, livestream trên mạng xã hội vì cho rằng việc làm này không đúng nguyện vọng của dân.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.