Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đảm bảo nguồn vốn thường xuyên để hoạt động và phát triển là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Tuy nhiên, các startup lại đang gặp rất nhiều khó khăn do ngân hàng e ngại rủi ro cao khi cho các doanh nghiệp này vay vốn.
Vì vậy, việc xây dựng thị trường chứng khoán chuyên biệt dành riêng cho doanh nghiệp startup sẽ giúp kết nối doanh nghiệp với nhà đầu tư, từ đó các startup tiếp cận được nguồn vốn đa dạng và dễ dàng hơn.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay, cả nước có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp, gần 70 khu không gian làm việc chung, 50 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh, hình thành thêm một số quỹ đầu tư mạo hiểm như Quỹ đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn Vingroup, Startup Viet Partner...
Chất lượng và số lượng thương vụ đầu tư các startup có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 với tổng số vốn đầu tư 889 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2017.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện doanh nghiệp khởi nghiệp còn phát triển manh mún, tự phát, chưa tiếp xúc được với kênh thông tin thực tế về thị trường và nguồn vốn. Vì vậy, việc xây dựng sàn chứng khoán dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp là cần thiết để kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đa dạng và dễ dàng hơn.
Chính vì ý nghĩa quan trọng này, vừa qua Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính xây dựng, đề xuất khung nhất định để trình Chính phủ, trình Quốc hội cho phép thí điểm Đề án phát triển thị trường chuyên biệt cho startup, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Bình luận về vấn đề xây dựng thị trường chứng khoán chuyên biệt cho startup, ông Nguyễn Việt Đức, Phó phòng Phát triển sản phẩm - Khối Dịch vụ Chứng khoán, Công ty chứng khoán MB (MBS) cho biết, ý tưởng về mở sàn gọi vốn cho doanh nghiệp startup không phải mới. Hiện, tại Hàn Quốc sàn chứng khoán dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp (KONEX) đã rất thành công.
Sàn KONEX về bản chất cũng giống sàn giao dịch chứng khoán cho các công ty đại chúng, nhưng dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, điều kiện niêm yết, năng lực tài chính và hồ sơ pháp lý không quá chặt chẽ.
Cơ quan quản lý thiết kế riêng khuôn khổ pháp lý áp dụng với các cổ phiếu giao dịch trên KONEX. Theo đó, doanh nghiệp niêm yết trên sàn này không cần phải đáp ứng tiêu chuẩn kế toán quốc tế, doanh nghiệp không phải công bố báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính bán niên năm.
Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là cơ quan quản lý thả nổi cho thị trường hoạt động. Cơ quan quản lý rất chú trọng đến việc giám sát để hạn chế các giao dịch không lành mạnh và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư. Đơn cử như cơ quan quản lý có quy định giới hạn đầu tư hàng năm đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ theo Luật Dịch vụ đầu tư tài chính và thị trường vốn.
Ông Nguyễn Việt Đức cho rằng, nếu nhìn vào điều kiện của Việt Nam, để triển khai sàn chứng khoán chuyên biệt cho doanh nghiệp startup sẽ còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết.
Rõ ràng doanh nghiệp startup rất cần vốn, nhưng độ rủi ro khi cho các doanh nghiệp này vay vốn là rất cao nên các doanh nghiệp startup rất khó vay vốn tại ngân hàng.
Dù doanh nghiệp startup gọi được vốn khá nhiều từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng đây chỉ là giai đoạn đầu. Đến khi doanh nghiệp lớn hơn sẽ cần gọi vốn thêm từ các nhà đầu tư khác và sàn giao dịch dành riêng cho các công ty này sẽ giúp công ty giới thiệu được hình ảnh, tiềm năng và lợi thế để có thể gọi vốn hiệu quả hơn.
Khi doanh nghiệp lên sàn thì tự các doanh nghiệp này phải minh bạch hơn về tài chính, từ đó việc gọi vốn ngân hàng cũng dễ hơn. Đây cũng là bước khởi điểm để doanh nghiệp thực hiện IPO (bán cổ phần lần đầu ra công chúng).
Đến giai đoạn thực hiện IPO thì doanh nghiệp đã rất thành công, lớn mạnh và có uy tín trên thị trường. “Như vậy, việc lập sàn chứng khoán dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để gọi vốn và nâng cao tính minh bạch, Chính phủ cũng thu được thuế”, ông Đức nói.
Theo vị chuyên gia này, để xây dựng thành công sàn chứng khoán cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Hàn Quốc đã phải kết hợp rất nhiều yếu tố với chính sách hỗ trợ đặc biệt; trong đó, việc ban hành luật cũng phải có sự tương thích nhất định. Hàn Quốc còn có đạo luật riêng về doanh nghiệp khởi nghiệp.
Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và điều kiện thực tế của Việt Nam, ông Đức cho rằng, Việt Nam cần phải nghiên cứu một cách tổng thể; trong đó, cần sửa luật về thuế, các luật khác cũng cần điều chỉnh để tương thích với sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp vì đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về lĩnh vực kinh tế - tài chính.
Ông Lê Đức Khánh, Kinh tế trưởng, Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí cho rằng, thị trường chứng khoán cho doanh nghiệp startup là ý tưởng giúp kích thích các doanh nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp mới nổi. Việc này cũng phù hợp với chủ trương đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ.
Đồng quan điểm, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng, xây dựng sàn chứng khoán cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là ý tưởng tốt, nhưng cần tính toán, xem xét một cách kỹ lưỡng để có cách làm hợp lý.
Rõ ràng sàn chứng khoán là nơi giao dịch tất cả các loại chứng khoán khác nhau và đương nhiên là phải ở mức niêm yết được. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không đủ đáp ứng những quy định khá khắt khe của các sàn chứng khoán hiện có.
PGS. TS Định Trọng Thịnh đề xuất, có thể xây dựng thị trường chứng khoán dành cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo dưới dạng thị trường không tập trung. Đây là loại thị trường dành cho các doanh nghiệp không cần bảng báo cáo tài chính, giống như thị trường chứng khoán phi tập trung của Mỹ và Nhật Bản.
Thị trường chứng khoán hình thức này dành cho các nhà đầu tư sẵn sàng chịu rủi ro vì các điều kiện về mặt công khai, minh bạch tài chính chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, để xây dựng thành công thị trường cho doanh nghiệp niêm yết, cơ quan quản lý phải có cơ chế cụ thể, rõ ràng và công khai minh bạch những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi giao dịch trên thị trường này.
Đặc thù nhất của dạng thị trường này là rủi ro cao, sự khó đoán của việc đầu tư. Chính vì vậy, những người đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp này phải rất hiểu về khởi nghiệp và phải là nhà đầu tư lớn.
Bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) cho biết, nguyên tắc khi doanh nghiệp phát hành ra công chúng hoặc niêm yết trên thị trường phải đảm bảo những điều kiện nhất định.
Như vậy, áp theo những quy chuẩn chung của thị trường hiện nay thì rõ ràng doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không giao dịch hoặc niêm yết, phát hành theo những điều kiện của thị trường chứng khoán hiện tại mà sẽ phải có khu vực thị trường hoàn toàn khác biệt với những điều kiện, tiêu chuẩn dành cho nhà đầu tư.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.