Doanh nghiệp xây dựng: 'Tái sinh'
(VNF) - Sau thời gian dài u ám, bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu đã trở nên tươi sáng trong năm 2024, đánh dấu sự thành công của quá trình “thoát đáy”, thắp lên hi vọng về một chu kỳ tăng trưởng mới.
“Màn trình diễn” ấn tượng
Đầu tư công được đẩy mạnh, khu công nghiệp được mở ra nhiều hơn và thị trường bất động sản hồi phục là ba nguyên nhân cơ bản giúp ngành xây dựng “tái sinh” trong năm 2024.
Lướt nhanh qua báo cáo của 20 doanh nghiệp xây dựng hàng đầu, đang niêm yết và tự công bố thông tin, có thể thấy những con số hết sức tích cực so với những năm liền kề trước đó. Theo đó, có 14/20 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng trưởng, 16/20 doanh nghiệp báo lợi nhuận sau thuế tăng trưởng và 12/20 doanh nghiệp đồng thời tăng trưởng cả doanh thu lẫn lợi nhuận.
Cụ thể, trong 14 doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, có 2 doanh nghiệp ghi nhận mức tăng bằng lần là: Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) tăng 3,4 lần, Sông Đà 11 (HNX: SJE) tăng 3,4 lần;
Có 8 doanh nghiệp tăng trưởng hai chữ số là: Tổng công ty Xây dựng Số 1 (HoSE: CC1) tăng 81%, Licogi 18 (HNX: L18) tăng 60%, Lizen (HoSE: LCG) tăng 25%, Tập đoàn Cienco 4 (UPCoM: C4G) tăng 20%, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA (UPCoM: LLM) tăng 20%, FECON (HoSE: FCN) tăng 17%, Đầu tư và Xây dựng Vina 2 (HNX: VC2) tăng 13%. Trường hợp đặc biệt được xét đến là Coteccons (HoSE: CTD), trong 6 tháng năm tài chính 2025 cũng ghi nhận mức tăng 19%.
Các doanh nghiệp tăng trưởng một chữ số gồm: Tổng công ty Thăng Long (HNX: TTL) tăng 7%, Ricons tăng 6%, Tổng công ty 36 (UPCoM: G36) tăng 4% và Vinaconex Group (HoSE: VCG) tăng 1,3%.
Xét giá trị tuyệt đối, có 3 doanh nghiệp đạt mức doanh thu vạn tỷ đồng là: VCG (12.873 tỷ đồng), CTD (11.664 tỷ đồng) và CC1 (10.157 tỷ đồng). 17 doanh nghiệp còn lại đều có mức doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, lớn nhất trong đó là Ricons (8.011 tỷ đồng), rồi đến Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình – UPCoM: HBC (6.374 tỷ đồng), LLM (6.101 tỷ đồng), Tổng công ty Sông Đà – UPCoM: SJG (5.396 tỷ đồng)…
Về lợi nhuận, trong 16 doanh nghiệp xây dựng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng, có tới 4 doanh nghiệp có mức tăng bằng lần là: SCG (tăng 7,5 lần), L18 (tăng 4 lần), VC2 (tăng 3,6 lần), VCG (tăng 2,3 lần); 3 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi là HBC, FCN và LLM; 9 doanh nghiệp tăng trưởng ở mức hai chữ số gồm: Ricons tăng 91%, SJE tăng 91%, SJG tăng 83%, G36 tăng 59%, CTD tăng 47%, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (UPCoM: HAN) tăng 42%, C4G tăng 39%, LCG tăng 30% và CC1 tăng 18%.
Xét giá trị tuyệt đối, có 11 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế từ 100 tỷ đồng trở lên gồm: Tracodi – HoSE: TCD (111 tỷ đồng), LCG (131 tỷ đồng), SCG (158 tỷ đồng), Ricons (159 tỷ đồng), SJE (170 tỷ đồng), C4G (178 tỷ đồng), CTD (199 tỷ đồng), L18 (225 tỷ đồng), CC1 (259 tỷ đồng), HBC (851 tỷ đồng) và 2 doanh nghiệp suýt soát lợi nhuận nghìn tỷ đồng là VCG (945 tỷ đồng), SJG (944 tỷ đồng).
Đây là những con số hết sức tích cực, cho thấy sự khác biệt lớn so với năm 2023.

Bớt nhiều lắng lo
Tất nhiên, bên cạnh những thống kê ấn tượng nêu trên, mảng tối của bức tranh vẫn hiện hữu. Đó là các doanh nghiệp bị suy giảm về doanh thu (như: HTN -57%, TCD – 35%, HBC -15%, PHC -13%, HAN -12%, SJG -3%) và lợi nhuận (như: TTL -92%, HTN -70%, TCD -36%, PHC -37%). Mức suy giảm của các doanh nghiệp này là tương đối nặng, phản ánh các khó khăn vẫn là rất lớn.
Mặt khác, trong 20 doanh nghiệp được thống kê, có phân nửa bị âm dòng tiền kinh doanh khá nặng như: SJE (-96 tỷ đồng), FCN (-142 tỷ đồng) TCD (-247 tỷ đồng) HAN (-292 tỷ đồng), LCG (-341 tỷ đồng), SCG (-662 tỷ đồng), HTN (-682 tỷ đồng), CC1 (-2.270 tỷ đồng).
Cũng có phân nửa trong các doanh nghiệp được thống kê ghi nhận nợ vay tăng trưởng, trong đó tăng mạnh nhất là: HTN (tăng 16%), FCN (tăng 32%), CC1 (tăng 40%), SJE (tăng 42%), LCG (tăng 50%). Điều này phản ánh nhiều đơn vị vẫn phải chật vật xoay xở dòng vốn, trong bối cảnh thu hồi công nợ vẫn là vấn đề “đau đầu”, các chủ đầu tư vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh chậm thanh toán trong khi nhà thầu vẫn phải ứng trước để phục vụ cho sự gia tăng của đơn hàng.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến việc một số doanh nghiệp đã ghi nhận lợi nhuận, thậm chí là lợi nhuận rất lớn, trong năm 2024 bằng các hoạt động phi kinh doanh như: uỷ thác đầu tư (FCN), bán tài sản, bán khoản đầu tư và hoàn nhập dự phòng (HBC)…
Mặc dù vậy, những biểu hiện trên vẫn không thể xoá nhoà được một thực tế là tình hình của phần nhiều doanh nghiệp xây dựng đã được cải thiện rất đáng kể so với giai đoạn “trầm luân” trước đó.
Hàng loạt doanh nghiệp lớn đã cải thiện được dòng tiền kinh doanh với số dương lớn như: TTL (135 tỷ đồng), C4G (240 tỷ đồng), G36 (243 tỷ đồng), VC2 (318 tỷ đồng), HBC (321 tỷ đồng), LLM (475 tỷ đồng), Ricons (489 tỷ đồng), VCG (1.107 tỷ đồng), SJG (1.561 tỷ đồng)… nhờ giảm được các khoản phải thu và hàng tồn kho, giúp nợ vay giảm khá mạnh như LLM (giảm 18%), G36 (giảm 21%), VCG (giảm 21%), Ricons (giảm 59%)… Đây cũng chính là một trong những yếu tố thúc đẩy cho lợi nhuận của các doanh nghiệp này tăng trưởng.
Tựu trung, ngành xây dựng đã đạt được những bước tiến rõ rệt trong năm 2024, cả về hiệu quả kinh doanh lẫn chất lượng tài sản và dòng tiền. Tuy vậy, trải qua khủng hoảng, sự phân hoá giữa các đơn vị ngày càng trở nên rõ nét. Trong khi nhiều doanh nghiệp đã kịp hồi phục, thậm chí bứt lên rất nhanh, thì một số đơn vị vẫn loay hoay tìm cách rút chân khỏi vũng lẫy. Thị trường đang tái định hình và với sự thay đổi của “luật chơi” kể từ năm 2025 trở đi, nhiều khả năng sự phân hoá này sẽ càng rõ rệt hơn nữa.
Hơn 10.000 căn hộ cung cấp ra thị trường TP.HCM trong 2025
- Đà Nẵng: Đấu giá khu 'đất vàng' liên quan Vũ nhôm, khởi điểm 59 triệu/m2 23/02/2025 01:34
- Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng 23/02/2025 01:35
- Dự án cầu Tứ Liên 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất có diễn biến mới 23/02/2025 02:16
Hà Nội: Vingroup muốn làm 'siêu dự án' 75.000 tỷ tại huyện Thanh Oai
(VNF) - Tập đoàn Vingroup vừa có đề xuất làm dự án khu đô thị có quy mô khoảng 1.470ha tại huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội
Loạt dự án nghìn tỷ đặt mục tiêu về đích, bất động sản TP. Thủ Đức bứt phá
(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai nhanh chóng. Vành đai 2, 3, nút giao An Phú, Mỹ Thủy và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là những công trình chiến lược giúp tăng cường khả năng liên kết vùng. Đặc biệt, sân bay Long Thành dự kiến vận hành vào năm 2026 sẽ thúc đẩy bất động sản (BĐS) TP. Thủ Đức bứt phá, mở ra cơ hội tăng trưởng dài hạn.
‘Kiềng ba chân’ bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe
(VNF) - Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Tập đoàn Shinec 'bắt tay' Tập đoàn Stavian làm BĐS công nghiệp sinh thái
(VNF) -Ngày 03/04, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản (BĐS) công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
TT Trump áp thuế 46%: Bất động sản rơi vào tình trạng 'đóng băng mềm'?
(VNF) - Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp và dân sinh sẽ chịu những tác động không nhỏ từ việc Mỹ áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Trung Nam xin 'giải cứu' đô thị 4.400 tỷ bỏ hoang hơn 10 năm ở Đà Nẵng
(VNF) - Tập đoàn Trung Nam mong muốn dự án Golden Hills City sớm được giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
Thị trường BĐS cửa ngõ Hà Nội bắt nhịp xu hướng ‘xanh nguyên bản’
(VNF) - Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy thị trường bất động sản (BĐS) trong nước ngày càng quan tâm tới các tiêu chí xanh, bền vững. Một số ít dự án phát triển theo xu hướng BĐS “xanh nguyên bản”, được giới đầu tư sành sỏi quan tâm bởi sở hữu nhiều giá trị khác biệt, bắt nhịp xu hướng toàn cầu.
Khởi động khu công nghiệp 1.800 tỷ đồng ở Vân Phong
(VNF) - Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng tại Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng ngày 2/.
Quý I/2025, kinh tế TP. HCM tăng trưởng cao nhất trong 5 năm
(VNF) - Trong quý I/2025, kinh tế TP. HCM tăng trưởng 7,51%, cao nhất từ năm 2020 đến nay.
Phát triển đô thị đại học phía Nam Hà Nội: Cơ hội ‘giải nén’ cho hạ tầng Thủ đô
(VNF) - Với kế hoạch phát triển đô thị đại học cùng chiến lược đầu tư hạ tầng bài bản về nhà ở, y tế, giáo dục, Hà Nam được kỳ vọng trở thành “cánh tay nối dài” góp phần giải bài toán giãn dân và tái cấu trúc đô thị cho Thủ đô Hà Nội.
Điểm loạt dự án sắp tung hàng nghìn lô đất nền ra thị trường Hải Phòng
(VNF) - Thị trường bất động sản Hải Phòng trở nên sôi động với hàng loạt dự án mới chuẩn bị ra mắt. Trong số đó, chủ lực là các dự án đất nền với hàng nghìn lô sắp được tung ra bán.
Cùng đón Vingroup và Ecopark, Long An có thành công như Hưng Yên?
(VNF) - Sự xuất hiện đồng thời của Vingroup, Ecopark với những “đại dự án” khiến không ít người đặt kỳ vọng thị trường bất động sản Long An có thể lặp lại thành công của Hưng Yên trước đó.
Bắc Giang: Dồn dập đấu giá đất, khởi điểm từ 1 tỷ đồng/lô
(VNF) - Hàng trăm lô đất thuộc các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên tỉnh Bắc Giang sẽ được đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ngay trong tháng 4/2025.
Thủ tục mất 7 năm nhưng lợi nhuận chỉ 10%: DN nào muốn làm NƠXH?
(VNF) - Luật Nhà ở 2023, vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận 10% cho phần nhà ở xã hội trong khi thủ tục vô cùng phức tạp đã đẩy DN vào nhiều nguy cơ rủi ro. Điều này khiến cho đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) không được nhiều DN mặn mà.
Phát hiện loạt vi phạm của Cục Quản lý hoạt động xây dựng tại các dự án ở Nha Trang
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra số 81/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.
Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group Hà Nam tung sản phẩm mới ‘kích hoạt tâm điểm sắc màu’
(VNF) - Tiếp nối những tín hiệu tích cực về quy hoạch hạ tầng, y tế và giáo dục tại Hà Nam, ngày 31/3, hơn 1.000 chuyên viên kinh doanh nhiệt huyết đã quy tụ tại sự kiện kick-off “Kích hoạt tâm điểm sắc màu” để chào đón dòng căn hộ mới Park Residence thuộc đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
Phát triển NƠXH: 'Vốn không phải là vấn đề mà là tư duy và cơ chế thực hiện'
(VNF) - Đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội, TS Cấn Văn Lực cho rằng vốn không phải là vấn đề lớn. Điểm nghẽn chủ yếu nằm ở tư duy, nguồn cung và quy trình thực hiện.
Đại dự án đua nhau xuất hiện, nhà đất Long An có ‘bội thực’ nguồn cung?
(VNF) - Việc hàng loạt đại dự án xuất hiện đã làm thị trường bất động sản Long An trở nên sôi động. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra lo ngại thị trường có thể bị “bội thực” do nguồn cung quá nhiều.
Sáp nhập tỉnh và những tác động đến giá bất động sản
(VNF) - Việc thay đổi địa giới hành chính thường đi kèm với sự điều chỉnh về quy hoạch đô thị, hệ thống hạ tầng và chính sách quản lý đất đai. Những yếu tố này có thể tạo ra những biến động đáng kể về giá cả và cơ hội đầu tư bất động sản.
Đất nền bị 'thổi giá’, tỉnh Quảng Nam yêu cầu công an vào cuộc
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh chủ động kiểm tra, nắm bắt thông tin để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn, xúi giục, kích động, gây bất ổn thị trường bất động sản.
Thanh Hóa: Dồn dập đấu giá đất trước ngày bỏ cấp huyện
(VNF) - Nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang dồn dập thông báo đấu giá quyền sử dụng đất ngay trước thời điểm chính thức bỏ cấp huyện.
TP. Thủ Đức vươn tầm: Bất động sản vào đường đua tăng trưởng
(VNF) - Đầu tháng 2/2025, TP. Thủ Đức công bố quy hoạch chung đến năm 2040 với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho cả TP. HCM và vùng Đông Nam bộ. Từ đây, thị trường bất động sản (BĐS) đã có nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà bứt phá trong thời gian tới.
Bình Định gọi đầu tư loạt dự án BĐS du lịch và đô thị
(VNF) - Giai đoạn 2025-2030, Bình Định mời gọi đầu tư hàng loạt dự án, trong đó có nhiều dự án khu du lịch, khu đô thị.
Doanh nghiệp địa ốc trước thềm ĐHĐCĐ: Kẻ tung tăng, người lo lắng
(VNF) - Có doanh nghiệp năm trước lãi kỷ lục, năm nay giảm kế hoạch hơn 90%; có doanh nghiệp năm trước tồi tệ nhất lịch sử, năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng bằng lần; có doanh nghiệp tự tin tung tăng vào thời kỳ mới, lại có đơn vị lại thận trọng, co cụm vì thấy rủi ro… đó là những màu sắc đối lập khi xem xét tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của các doanh nghiệp địa ốc.
Boutique Collection thu hút giới thượng lưu nhờ ba sắc thái thương mại
(VNF) - Sở hữu loạt ưu thế hiếm có từ vị trí, thiết kế đến tiện ích, ngay trong sự kiện mở bán (29/3), bộ sưu tập Boutique Collection đã thu hút hàng trăm khách hàng thượng lưu tới bốc thăm quyền mua các dòng sản phẩm độc đáo, lần đầu xuất hiện tại thị trường tây Hà Nội.
Hà Nội: Vingroup muốn làm 'siêu dự án' 75.000 tỷ tại huyện Thanh Oai
(VNF) - Tập đoàn Vingroup vừa có đề xuất làm dự án khu đô thị có quy mô khoảng 1.470ha tại huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.