Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quảng Trị vẫn được biết đến là vùng đất của “nắng to, gió lớn” – những điều kiện bất lợi đối với sự phát triển kinh tế. Thế nhưng, ngày nay, đây lại “nguyên liệu đầu vào” quý giá để phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió…
Song song với tiềm năng tự nhiên, sự phát triển của ngành năng lượng ở Quảng Trị còn được hỗ trợ bởi vị trí chiến lược của tỉnh, khi nằm ở trung điểm đất nước, trên các trục giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt và đường biển của quốc gia. Cụ thể, Quảng Trị nằm trên tuyến đường chính của hành lang kinh tế Đông Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, kết nối đến các cảng biển miền Trung như: Vũng Áng, Cửa Việt, Chân Mây, Tiên Sa… Bên cạnh đó, Quảng Trị có khu kinh tế Đông Nam, khu kinh tế - thương mại Lao Bảo; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch: Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... đã và đang được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả.
Tất cả tài nguyên đó cho phép Quảng Trị cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho hàng loạt dự án điện hiện nay và tương lai, tạo cơ sở vững chắc cho việc hiện thực hóa chủ trương xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng khu vực miền Trung đã được Thủ tướng Chính phủ đồng tình ủng hộ tại Thông báo số 17/TB-VPCP ngày 25/01/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng chia sẻ: “ Nhận diện rõ hơn về tiềm năng và lợi thế vượt trội của tỉnh là điều kiện tiên quyết để xây dựng Quảng Trị trở thành thành trì vững chắc về năng lượng miền Trung”.
Mới đây, Quảng Trị đã ban hành đề án định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến 2030. Theo đề án này, tỉnh sẽ tập trung thu hút các dự án đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển trên 3 trụ cột chính: công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ - du lịch.
Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, tỉnh Quảng Trị đã đề ra hàng loạt giải pháp có liên quan như tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị vào việc cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính; nhóm giải pháp về quy hoạch, cơ chế, chính sách; tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng; nhóm giải pháp về hỗ trợ nhà đầu tư; tiếp tục chủ động, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ và làm việc với Chính phủ và các bộ, ngành để phát triển các dự án khí - điện tại khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; tập trung triển khai các bước đầu tư, khai thác, xây dựng các dự án năng lượng tái tạo đã được quy hoạch nhằm đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung vào năm 2030.
Ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, cho biết giai đoạn 2023 - 2025, Sở tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai hoàn thành các dự án năng lượng đã được phê duyệt quy hoạch, trong đó có 12 dự án điện gió với tổng công suất 454MW và 7 dự án thủy điện với tổng công suất 93MW. Bên cạnh đó, đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch và triển khai đầu tư các dự án điện gió trên bờ với tổng quy mô công suất khoảng 900MW trong số 5.600MW đã trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch.
Cũng trong giai đoạn này, tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa các dự án điện khí, nhiệt điện đã có trong quy hoạch điện 7 vào quy hoạch điện 8; đưa khoảng 1.000MW các dự án năng lượng tái tạo (điện gió và điện sinh khối), khoảng 1.700 thủy điện tích năng vào quy hoạch điện 8 để triển khai đầu tư, hoàn thành trong giai đoạn 2025 - 2030. Đồng thời, địa phương sẽ triển khai quy hoạch, kêu gọi đầu tư khoảng 1.000MW điện gió ngoài khơi và việc sản xuất các loại hydro “sạch” từ quá trình điện phân nước bằng năng lượng tái tạo (các dự án điện gió ngoài khơi) thân thiện với môi trường. Những kết quả đã đạt được và hướng phấn đấu như đã nêu là tiền đề để tỉnh trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ thu hút đầu tư, phát triển mạnh dịch vụ vận tải, mạng lưới kho tàng, bến bãi, dịch vụ logistic, phấn đấu Quảng Trị trở thành điểm trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực vào năm 2030.
Cảng biển Cửa Việt hiện có năng lực thông quan trên 1,1 triệu tấn hàng hóa/năm. Hạ tầng logistics ở cảng biển này đang được quan tâm đầu tư thông qua mở rộng bến bãi. Đến năm 2024, việc mở rộng cảng Cửa Việt với diện tích trên 11ha dự kiến sẽ hoàn thành.
Trong khi đó, cảng biển Mỹ Thủy ở khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 14.200 tỷ đồng với 10 bến, diện tích 685ha, giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành năm 2025. Ngoài việc tiếp nhận tàu có tải trọng 100.000 tấn, cảng Mỹ Thủy còn có hệ bến bãi để trung chuyển hàng hóa từ Myanmar, Lào và đông bắc Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế La Lay.
Hiện nay hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhet (Lào) đang phối hợp triển khai đề án thí điểm xây dựng khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo -Densavan, dự kiến thực hiện năm 2024. Dự án này đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến khảo sát, nghiên cứu và đề xuất đầu tư hạ tầng kho bãi ở khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.
Ngoài cửa khẩu và cảng biển, tỉnh Quảng Trị còn thu hút đầu tư vào logistics ở khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Dự án trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics tại xã Hải Quế, huyện Hải Lăng thuộc khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, quy mô gần 71ha, thực hiện giai đoạn 2020 - 2025. Dự án hoàn thành sẽ trở thành trung tâm dịch vụ giao nhận và lưu kho hàng hóa, giám sát hàng gửi, dịch vụ hải quan, vận chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến tận nơi tiêu thụ.
“Việc Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng miền Trung là hoàn toàn có cơ sở từ khoa học, thực tiễn, tiềm năng và quyết tâm chính trị và là hướng đi đúng, trúng, tạo ra bước đột phá quan trọng trong thời gian đến”, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, khẳng định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.