Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Các KCN trên có tổng diện tích 820ha, trong đó: KCN Cẩm Mỹ khoảng 300ha, KCN Phước Bình 190ha, KCN Gia Kiệm 330ha.
Cả 3 KCN đang trong giai đoạn chấp thuận chủ trương đầu tư. Các KCN mới này, tương lai sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động những ngành nghề tỉnh đang cần.
Dự kiến trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ đưa vào quy hoạch mới và mở rộng thêm 8 KCN khác tại các huyện, thành phố Long Khánh.
Ảnh minh họa
Tỉnh Đồng Nai có 35 KCN được Chính phủ phê duyệt và đến nay đã thành lập được 32 KCN. Đến tháng 8/2020, có 31 KCN đang hoạt động khá ổn định, tỷ lệ cho thuê đất đạt trên 80%. Ngoài ra còn có 1 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Tỉnh cũng đang đề xuất Chính phủ đưa vào quy hoạch KCN Việt Nam trong giai đoạn tới 5 KCN mới để đáp ứng nhu cầu phát triển về công nghiệp của tỉnh.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong thời gian tới, tỉnh ưu tiên mời gọi những dự án công nghệ cao đem lại giá trị gia tăng cao và sử dụng ít lao động. Nếu các KCN trên sớm tìm được nhà đầu tư để tiến hành xây dựng và đi vào hoạt động thì nhiều nhà đầu tư trong và nước ngoài sẽ tìm đến.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai bị chậm lại. Nhưng tới đây khi dịch bệnh lắng xuống, giao thương giữa các nước khơi thông, các hãng hàng không khôi phục lại các chuyến bay quốc tế thì dự báo sẽ có đợt “tăng tốc” đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Đồng Nai được xem là một trong những điểm đến được các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ưa thích. Do vậy, tỉnh phải có chuẩn bị sẵn đất công nghiệp để thu hút đầu tư.
Ngoài việc gấp rút thành lập 3 KCN đã được Chính phủ quy hoạch, Đồng Nai dự tính trong giai đoạn 2021-2030 sẽ đưa vào quy hoạch sử dụng đất làm mới và mở rộng thêm 8 KCN khác tại các huyện, thành phố Long Khánh.
Mục tiêu của tỉnh trong 5-10 năm tới vẫn là tập trung phát triển công nghiệp, song sẽ thu hút đầu tư có chọn lọc để có những dự án mang lại hiệu quả cao, góp phần cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư làm thủ tục hải quan tại tỉnh để tăng nguồn thu cho tỉnh. Nguyên do là nếu các doanh nghiệp đặt trụ sở tại tỉnh nhưng làm thủ tục hải quan, nộp thuế ở nơi khác thì Đồng Nai sẽ trở thành "công trường sản xuất".
Thực tế thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở, nhà máy sản xuất tại Đồng Nai và thuê với diện tích lớn, nhưng các doanh nghiệp này lại làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa tại TP. HCM, Bình Dương và một số tỉnh, thành khác khiến Đồng Nai mất đi một nguồn thu ngân sách nhà nước lớn.
Việc dành đất, nguồn lực đầu tư hạ tầng phát triển các KCN của Đồng Nai là nhằm tăng giá trị cho đất đai, tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Hiện công tác hải quan của tỉnh Đồng Nai được Tổng cục Hải quan xếp thứ 3 trên cả nước về thực hiện các thủ tục nhanh gọn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.