'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai xác định công nghiệp tiếp tục là lĩnh vực phát triển chính, từ đó tập trung phát triển đất công nghiệp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Giai đoạn tới, Đồng Nai sẽ triển khai thêm khoảng 8 khu công nghiệp (KCN) mới và mở rộng thêm 3 KCN.
Các KCN dự tính được đầu tư mới có tổng diện tích trên 4.300 ha gồm có: KCN đô thị dịch vụ Xuân Quế (Cẩm Mỹ); KCN Hàng Gòn (Long Khánh); KCN Bàu Xéo 2 (Trảng Bom); KCN Phước Bình 2, Phước Bình 3, Phước Bình 4, KCN dịch vụ đô thị Bình An (Long Thành) và KCN dịch vụ cảng Phước An (Nhơn Trạch). Đồng thời, tỉnh cũng quy hoạch mở rộng thêm 3 KCN với 745ha là: KCN Dầu Giây, KCN Long Khánh mở rộng (Thống Nhất) và KCN Tân Phú (Tân Phú).
Bên cạnh đó, hiện tỉnh gấp rút hoàn tất thủ tục đầu tư 3 KCN đã được Chính phủ phê duyệt là: KCN Cẩm Mỹ (Cẩm Mỹ), KCN Gia Kiệm (Thống Nhất) và KCN Phước Bình (Long Thành). Các huyện, thành phố gấp rút hoàn thành 23 cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn vào sản xuất.
2 KCN Suối Tre và Long Khánh đã gần lấp đầy nên TP Long Khánh đề xuất mở rộng KCN Long Khánh thêm 500 ha thuộc địa bàn xã Xuân Thiện (Thống Nhất) và thêm KCN Hàng Gòn 300ha.
KCN Amata hiện hữu có diện tích khoảng 513ha, khu vực đề xuất mở rộng nằm ở phía Đông Bắc của khu công nghiệp. Hiện nay, KCN Amata có tỷ lệ lấp đầy là 100%, giải quyết việc làm cho khoảng 60 ngàn lao động trong và ngoài tỉnh. Hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư thứ cấp.
Căn cứ vào quy hoạch phân khu B4 của TP.Biên Hòa, công ty CP Amata Việt Nam đề xuất quy hoạch mở rộng khu công nghiệp với cơ cấu sử dụng đất gồm 18,5ha đất công nghiệp; 5,4ha đất cây xanh; 3,3ha đất giao thông, bến bãi. Sau khi mở rộng, Khu công nghiệp Amata có diện tích hơn 540ha. Trong đó, đất công nghiệp cho thuê khoảng hơn 362ha còn lại là đất làm hạ tầng kỹ thuật, trồng cây xanh...
Địa bàn đang được nhiều doanh nghiệp chú ý muốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Long Khánh.
Trong 5 năm tới, khi cảng hàng không quốc tế Long Thành và hàng loạt tuyến đường cao tốc như: Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Phan Thiết được xây dựng đưa vào khai thác..., Đồng Nai sẽ là nơi được các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Do đó, tỉnh phải sớm hoàn thành các KCN, có sẵn đất để mời gọi đầu tư.
Đồng Nai là nơi có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước với lịch sử thu hút đầu tư FDI đã được hơn 3 thập niên. Trong 10 tháng của năm 2020, Đồng Nai thu hút vốn FDI được hơn 950 triệu USD,
Dù Đồng Nai đã thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc hơn 10 năm nay, nhưng những dự án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh chưa nhiều. Những doanh nghiệp được công nhận có ứng dụng lĩnh vực công nghệ cao gồm có: công ty TNHH Máy tính Fujitsu Việt Nam, công ty TNHH Bosch Việt Nam, công ty TNHH Muto Việt Nam, công ty CP Taekwang Vina Industrial, công ty TNHH Chemtrovina...
Hiện Đồng Nai đang gặp rào cản lớn để thu hút dòng vốn chất lượng vào địa bàn tỉnh là thiếu đất công nghiệp diện tích lớn để các doanh nghiệp FDI lớn đầu tư vào.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.