Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tỉnh Đồng Nai hiện có gần 270 dự án khu dân cư, khu đô thị đã được cấp chủ trương đầu tư. Tuy nhiên do phát triển không đồng bộ, có đô thị vắng bóng người trong khi có nơi thì hạ tầng không đảm bảo do mật độ dân số gia tăng nhanh chóng.
“Lỡ hẹn” trở thành đô thị loại II, đô thị Nhơn Trạch đến nay thiếu hụt khá nhiều chỉ tiêu như: dân số, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Theo đánh giá của giới chuyên môn, tuy Nhơn Trạch được quy hoạch bài bản nhưng do thiếu kết nối hạ tầng, khu dân cư không đảm bảo các dịch vụ tiện ích, các công trình xã hội chưa được đầu tư...
Cuối năm 2022, khu vực dự án HUD & XDHN Thành Hưng tại TP. Nhơn Trạch vẫn rất hoang vắng.
Một người dân sinh sống gần khu vực cho biết: “Khi bắt đầu có thông tin đô thị mới Nhơn Trạch, nhà đầu tư bất động sản ồ ạt đổ về đây. Thế nhưng, không lâu sau, nơi đây có rất nhiều dự án bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Nhiều người nói họ không dám về sống nơi hoang vắng như thế này”.
Trả lời báo giới về đô thị Nhơn Trạch, chuyên gia bất động sản Nguyễn Văn Đực cho biết, muốn một đô thị phát triển không chỉ cần đất để làm chỗ ở mà còn cần rất nhiều thứ hạ tầng xã hội khác, động lực quan trọng nhất chính là tạo ra công ăn việc làm, có công ăn việc làm thì mới thu hút được người đến ở…
Ở chiều ngược lại, TP. Biên Hòa đang là đô thị phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc phát triển do tăng nhanh dân số cơ học, bởi vậy xuất hiện nhiều vấn nạn như: tình trạng kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiếu quỹ đất nhà ở, trường học…
Mặc dù những năm qua, Đồng Nai đã dành nhiều nguồn lực đầu tư để cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng TP. Biên Hòa, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Hiện Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, gần 1,1 triệu người. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh, quy mô dân số của thành phố sẽ đạt mức từ 1,3-1,5 triệu người, thậm chí lên mức 2 triệu người trong tương lai gần, áp lực về hạ tầng là rất lớn.
TP. Biên Hòa đứng trước áp lực quá tải hạ tầng đô thị
Theo Quyết định số 1179/QĐ-UND năm 2022, tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đề án đô thị thông minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu phát triển đô thị thông minh hướng đến phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại bền vững, nâng cao chất lượng đô thị… dựa trên khoa học-công nghệ.
Với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành quả từ xây dựng đô thị thông minh, đề án đặc biệt lưu ý đến nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm.
Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đầu năm 2023 cho thấy, tỉnh sẽ tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực như: xây dựng hạ tầng CNTT cho phát triển đô thị thông minh; xây dựng hệ thống quản lý và điều hành thông minh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, giao thông, xây dựng, bảo đảm an sinh xã hội… Cụ thể: nghiên cứu xây dựng đề án xây dựng thành phố Biên Hòa phát triển thành đô thị thông minh; đề án quản lý môi trường thông minh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; đầu tư nâng cấp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông của các đô thị…
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh đang nỗ lực lồng ghép các mục tiêu, nội dung về phát triển đô thị thông minh trên địa bàn vào quy hoạch, chiến lược, 2 chương trình phát triển đô thị của từng đô thị và Sở Xây dựng đang thực hiện lập hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị trên nền dữ liệu bản đồ địa lý GIS dựa trên việc hợp nhất về quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - phát triển đô thị trên toàn địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng xác định cần phải có sự tham gia của các nhà đầu tư là vai trò cốt lõi trong việc hiện thực hóa các ý tưởng, tiêu chí thành sản phẩm cụ thể, một mặt nâng cao giá trị tỉnh Đồng Nai, giá trị bất động sản, giá trị nhà đầu tư và góp phần cùng phát triển một hệ thống đô thị, chính quyền số trong xu thế mới.
Cùng với dự án sân bay quốc tế Long Thành đang đẩy nhanh tiến độ đưa vào sử dụng năm 2025, các dự án hạ tầng khác đang được triển khai tại Đồng Nai sẽ mở ra cơ hội lớn để tỉnh tăng cường dẹp dự án “ma”, phát triển đô thị thông minh… tăng cường động lực tăng trưởng trong thời gian tới.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, tỉnh rất mong muốn nhà đầu tư các dự án trên địa bàn cùng chung tay với ngành xây dựng có ý kiến, đề xuất cụ thể cho chính quyền, cho ngành xây dựng và cụ thể là các giải pháp đầu tư nâng cao giá trị các dự án đang thực hiện tương ứng với mục tiêu, loại hình, địa điểm chuẩn bị hoặc đang triển khai đầu tư xây dựng theo hướng đô thị thông minh với hệ sinh thái thông minh dựa trên 5 trục cốt lõi gồm: quy hoạch thông minh - an ninh thông minh - vận hành thông minh - cộng đồng thông minh. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.