'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đó, phía Quốc Cường Gia Lai cho biết, theo quy định tại hợp đồng về giải quyết tranh chấp, tuân thủ theo điều 15.6 hợp đồng quy định, công ty này đã tiến hành khởi kiện Sunny Island ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và được VIAC thụ lý.
“Sự việc sẽ được giải quyết thông qua một phán quyết có hiệu lực của VIAC. Luật Trọng tài thương mại cũng quy định phán quyết có hiệu lực của trọng tài sẽ được mọi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tôn trọng và thi hành”, thông báo nêu rõ.
Về dự án Phước Kiển, theo tìm hiểu, năm 2007, Quốc Cường Gia Lai bắt đầu lên kế hoạch về dự án này với quy mô 91,6ha, kỳ vọng doanh thu giai đoạn 2011–2016 đạt trên 12.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 7.000 tỷ đồng.
Vào quý IV/2016, một thỏa thuận giữa Quốc Cường Gia Lai và Sunny Island được ký kết, trong đó phía Sunny Island sẽ “bơm” cho Quốc Cường Gia Lai 50 triệu USD để công ty này có tiền tất toán khoản vay với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đổi lại, Quốc Cường Gia Lai sẽ chuyển nhượng cho Sunny Island 100% quyền sở hữu trong một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Bắc Phước Kiển – Nhà Bè. Số tiền 50 triệu USD mà Sunny Island ứng trước sẽ được cấn trừ vào giá trị chuyển nhượng trong tương lai.
Được biết, tại thời điểm đó, Quốc Cường Gia Lai đang nặng gánh khi phải thanh toán khoản nợ vay hơn 1.600 tỷ đồng (gốc và lãi) cho BIDV chi nhanh Quang Trung.
Theo thỏa thuận giữa 2 bên, đến hết tháng 10/2017, nếu Quốc Cường Gia Lai không giải tỏa mặt bằng xong, không giao được đất sạch ở dự án Bắc Phước Kiển – Nhà Bè thì Công ty sẽ phải đền bù 100 triệu USD hoặc giao toàn bộ dự án này cho Sunny Island.
Tuy nhiên, vào tháng 4/2017, Quốc Cường Gia Lai đã "nhanh chân" thanh lý biên bản thỏa thuận trên với lý do chưa đủ điều kiện chuyển nhượng và còn phải đàm phán thêm về giá chuyển nhượng.
Đáng chú ý, dù đã thanh lý biên bản thỏa thuận nhưng Quốc Cường Gia Lai vẫn nhận tiền từ phía Sunny Island. Đến cuối năm 2017, số tiền mà Quốc Cường Gia Lai nhận từ Sunny Island là 2.882,8 tỷ đồng (tương đương 126,5 triệu USD vào thời điểm đó), được dùng để trả nợ cho BIDV và phát triển các dự án bất động sản khác. Theo giải trình từ công ty, 126,5 triệu USD này sẽ cấn trừ vào giá chuyển nhượng trong tương lai giữa 2 đơn vị.
Ở ĐHCĐ thường niên năm 2020, bà Nguyễn Thị Như Loan cho biết Quốc Cường Gia Lai đã làm được 5/7 bước tại dự án Phước Kiển, tuy nhiên do các vướng mắc về giải phóng mặt bằng và thủ tục, dự án đến nay vẫn chưa thể triển khai.
Về phía đối tác Sunny Island, công ty này có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, được thành lập ngày 16/2/2017, trụ sở chính tại số 8 Nguyễn Huệ quận 1, TP. HCM. Do địa chỉ trùng với tòa nhà của Vạn Thịnh Phát nên có thời gian, thị trường đã rộ lên tin đồn Vạn Thịnh Phát là "ông kẹ" đứng sau Sunny Island.
Theo chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 23/2/2018, cả 3 cổ đông sáng lập của Sunny Island là Chang Ly (40%), Nguyễn Ngọc Hiền (30%) và Văn Kim Phụng (30%) đều đã thoái hết vốn. Một nhóm cổ đông đã thay thế và bơm tiền nâng vốn điều lệ của công ty lên 2.935 tỷ đồng.
Hiện người đại diện theo pháp luật của Sunny Island là ông Nguyễn Hữu Trận, theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.