Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Như VietnamFinance trước đó thông tin, công trình Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 chưa hoàn thành, nhưng có đoạn đã trải thảm nhựa lại xuất hiện nhiều vết nứt lớn. Đoạn ĐT 601 bị hư hỏng nằm giao thoa giữa xã Hòa Liên và xã Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang.
Những vết nứt lớn xuất hiện tại đoạn đường được thảm nhựa, có vết nứt rộng 20-30cm. Đoạn bị nứt có độ dài gần 100m. Điểm sạt lở từ ta luy âm ăn sâu vào trong nên hiện mặt đường chỉ còn đủ cho 1 làn xe chạy.
Liên quan đến vấn đề này, chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Đà Nẵng (Ban QLDA) cho biết, dự án bị hư hỏng là do ảnh hưởng liên tiếp bởi các đợt mưa bão số 4 từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 9 năm 2022 (bão Noru) và cơn bão số 5 kèm theo mưa đặt biệt lớn từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 10 năm 2022 (bão Sonca).
Cụ thể, trên công trình Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 từ xã Hòa Sơn qua xã Hòa Liên lên xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang (dài 35,68km thi công cơ bản hoàn thành 30,50/35,68km mặt đường BTN, BTXM phục vụ lưu thông) đã xảy ra hư hỏng cục bộ nhiều vị trí với mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến an toàn công trình cũng như an toàn giao thông trên tuyến.
Qua đó, Ban QLDA đã phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải, các đơn vị Tư vấn, thi công kiểm tra trên toàn tuyến, ghi nhận các hư hỏng đáng kể gồm: Sạt lở ta luy dương 15 vị trí; xói lở nền đường, ta luy âm 17 vị trí; xói lở cống thoát nước 13 vị trí; xói lở tường chắn 05 vị trí; hư hỏng lề đường, rãnh dọc khoảng 800m; hư hỏng tường hộ lan mềm khoảng 450m... Các vị trí hư hỏng tập trung nhiều trên vùng đồi núi xã Hòa Bắc như đoạn qua đèo Mũi Trâu, Khe Lở có địa hình hiểm trở; các đoạn tuyến sát bên sông, suối chịu tác động trực tiếp từ dòng chảy sông Cu Đê; các vị trí khe tụ thủy dưới cầu vượt, các cửa xả nước từ trên đường cao tốc La Sơn – Túy Loan đổ xuống đường ĐT601.
Theo chủ đầu tư, dự án có 3 vị trí bị sạt lở, hư hỏng nguy hiểm: Đầu tiên, sụt lún ta luy âm bên phải đoạn tuyến ven sông Cu Đê từ Km8+360 đến Km8+520, chiều dài 160m, vết sụt lún rộng khoảng 1/3 mặt đường nhựa.
Tiếp theo đó, sạt lở, cuốn trôi ta luy âm đoạn từ Km14+470 đến Km14+770, chiều dài L=300m nằm sát sông Cu Đê thuộc phạm vi dòng chảy lòng hồ, đập dâng Nam Mỹ dự án Nhà máy nước Hòa Liên, vết sạt lở có chỗ khoét sâu vào khoảng 1/3 mặt đường nhựa tạo hàm ếch và gây nứt mặt đường, tiềm ẩn nguy cơ trượt mất đường xuống sông. Ta luy dương bên trái tuyến bị sạt lở, đất đá đổ xuống mặt đường tiềm ẩn nguy hiểm cho giao thông.
Cuối cùng, xói trôi đường tràn tại ngầm qua sông Bắc Km20+723 thôn Tà Lang xã Hòa Bắc: đường tràn bằng BTXM dày 20cm bị nước cuốn trôi một đoạn khoảng 35m cộng thêm đá lăn, cây trôi gây ách tắc cản trở giao thông qua ngầm.
Theo chủ đầu tư, do mưa đặc biệt lớn liên tục kéo dài, nước sông từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn (theo số liệu theo dõi tại khu vực thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc thì đợt mưa lũ vào ngày 14/10/2022 mực nước sông Cu Đê dâng rất cao đạt đến cao trình +11,50m, cao hơn nhiều so với cao trình mực nước thiết kế công trình lòng hồ đập dâng Nam Mỹ nhà máy nước Hòa Liên là +9,69m (ứng với tần suất 1%), +10,78m (ứng với tần suất kiểm tra 0,2%) chảy qua địa hình đồi núi cao, nhiều sườn dốc nên lưu tốc dòng chảy lớn gây sạt lở cuốn trôi công trình nằm ven bờ sông, công trình ngầm qua sông, nhất là tại các đoạn sông cong xung yếu.
Cũng do mưa lớn kéo dài, đất đá mái ta luy dương ngậm nước bão hòa tăng trọng lượng, cộng thêm cây cối phía trên bị gió bão quật đổ ngã, kéo theo một lượng đất đá trượt đổ xuống đường gây sạt lở ta luy dương, chặn lấp rãnh thoát nước gây xói lở ta luy âm và công trình cống, rãnh... trên tuyến.
Ngoài ra, phải kể đến lượng nước rất lớn từ trên đường cao tốc La Sơn – Túy Loan đổ xuống đường ĐT601 tại các vị trí khe tụ thủy dưới các cầu vượt, tại các cửa xả nước... gây ra xói lở, có chỗ dòng nước mang theo đất cát đổ xuống gây chặn lấp công trình đường ĐT601.
Đối với việc khắc phục hậu quả, trước mắt, để đảm bảo đi lại thuận lợi cho người dân, ngay sau khi xảy ra thiệt hại, Ban QLDA đã chỉ đạo các đơn vị thi công chủ động dọn dẹp cây cối đổ ngã, san dọn đất đá sạt lở trên đường để thông tuyến, đắp hoàn trả tạo mặt bằng lưu thông; đặt biển báo, hàng rào, dây dẫn hướng, đèn báo hiệu và bố trí người cảnh giới giao thông tại các vị trí nguy hiểm. Khơi thông thoát nước, dựng vách, be bờ để hạn chế tổn thất, hư hỏng lan rộng trong khi thời tiết mùa mưa còn diễn biến bất lợi.
Bên cạnh đó, Ban QLDA đã thực hiện báo cáo UBND thành phố, Sở Giao thông vận tải về thực trạng thiệt hại do mưa bão, đồng thời báo cho chính quyền địa phương nhằm thông tin đến người dân trong khu vực được biết để nâng cao ý thức giao thông, đảm bảo an ninh trật tự khi đi qua các đoạn tuyến nguy hiểm và đề nghị địa phương phối hợp, hỗ trợ Ban QLDA, đơn vị thi công trong công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn tình huống khẩn cấp trong mưa bão. Hiện tại vẫn duy trì đảm bảo lưu thông trên tuyến cho người dân và phương tiện đi lại.
Để khắc phục bền vững lâu dài, ngay sau mưa bão, Ban QLDA đã cùng đơn vị bảo hiểm kiểm tra xác nhận các tổn thất, thực hiện thủ tục bảo hiểm cho công trình. Đồng thời, Ban QLDA cũng đã phối hợp với Sở GTVT, các đơn vị Tư vấn, đơn vị Thẩm tra, Nhà thầu thi công tiến hành rà soát, đánh giá phân loại, tùy theo mức độ hư hỏng để xem xét có kế hoạch triển khai khắc phục sửa chữa ngay trong thời gian sớm nhất; tiến hành khảo sát đo đạc, lập phương án thiết kế sửa chữa, kiên cố hóa cho công trình, ưu tiên tại các vị trí xung yếu, các vị trí đang trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông trên tuyến.
Hiện nay các đơn vị có liên quan đang tích cực hoàn thiện phương án khắc phục tại các vị trí hư hỏng nêu trên để báo cáo UBND thành phố xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.