'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Để chuẩn bị cho công tác bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông về thành phố Hà Nội trước ngày 10/11 theo đúng yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Tổng thầu EPC (Trung Quốc) chạy thử liên tục các đoàn tàu từ nay (ngày 1/11) cho tới ngày bàn giao.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Tổng thầu EPC thực hiện chạy tàu liên tục không tải, với tần suất tương tự như khi khai thác thương mại nhằm đảm bảo khi dự án được bàn giao cho Hà Nội sẽ khai thác thương mại được ngay.
Ngày 29/10 vừa qua, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã thống nhất kết quả nghiệm thu dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, đây là bước đánh giá cuối cùng để đưa dự án vào vận hành khai thác thương mại.
Trước đó, ngày 27/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành các công đoạn để bàn giao dự án cho thành phố Hà Nội trước ngày 10/11, đưa vào khai thác, sử dụng.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết thành phố đã sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể tiếp nhận tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông trong giai đoạn đầu.
Theo ông Viện, giá vé tàu Cát Linh được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất.
Giá vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.
Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140.000 đồng/người/tháng. Hà Nội miễn tiền vé cho người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
“Sau khi tiếp nhận, thành phố Hà Nội sẽ cho tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông chạy ngay và miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách, trước khi thực hiện vận hành thương mại," ông Viện khẳng định.
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông) 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Theo tính toán, đoàn tàu đi từ đầu ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa sẽ mất 23 phút với 12 nhà ga, thời gian chạy từ ga này đến ga kia là khoảng 1 phút với quãng dừng khoảng 30-45 giây.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được khởi công vào tháng 10/2011 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.