Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như VietnamFinance đã đề cập, dự án khu công nghiệp Việt - Nga tại Quảng Ninh do Công ty Cổ phần khu công nghiệp Tiền Phong và Công ty Cảng Azov (Nga) thực hiện. Đây là dự án thuộc danh mục các dự án đầu tư ưu tiên Việt - Nga trong khuôn khổ Tổ công tác cấp cao Việt - Nga về các dự án đầu tư ưu tiên.
Dự án này được tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 22/12/2014 với tổng diện tích quy hoạch 487ha và tổng vốn đầu tư đăng ký gần 128 triệu USD. Hiện chủ đầu tư đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng dự án.
Dù được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2014, tuy nhiên đến nay dự án còn gặp nhiều vướng mắc về việc nạo vét luồng lạch Huyện – sông Chanh và xây dựng kho cảng xăng dầu.
Theo nguồn tin của VietnamFinance, cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam vừa có công hàm gửi Bộ Công Thương đề nghị giải quyết các vướng mắc liên quan tới việc triển khai dự án khu công nghiệp Việt - Nga tại khu Nam Tiền Phong.
Trong công hàm gửi Bộ Công Thương, cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga thông tin rằng trong quá trình triển khai dự án, Công ty Cảng Azov và đối tác là công ty Infra Asia Investment gặp phải khó khăn liên quan đến việc phân định địa giới hành chính giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
Cụ thể, cơ quan đại diện này cho biết ngày 10/9/2019, Viện quy hoạch TP. Hải Phòng đã trình Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng xem xét đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch, khu đất có diện tích khoảng 130ha tại khu Nam Tiền Phong nằm sát kênh Cái Tráp nằm trong địa phận của TP. Hải Phòng. Tuy nhiên, trước đây khu đất này đã nằm trong diện tích dự án phát triển khu công nghiệp Tiền Phong tại tỉnh Quảng Ninh do Công ty Infra Asia Investment triển khai trên cơ sở giấy phép đầu tư ký ngày 22/11/2014 do Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh cấp.
Theo thông tin trên báo chí, quy hoạch này sẽ được trình cho UBND TP. Hải Phòng xem xét vào tháng 12/2019, sau đó sẽ được trình cho Thủ tướng phê duyệt vào tháng 3/2020.
Cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga cho rằng trong trường hợp quy hoạch sẽ được phê duyệt và khu đất tại khu Nam Tiền Phong nêu trên được công nhận nằm trong địa phận của TP. Hải Phòng, nhóm các nhà đầu tư đang triển khai dự trên buộc phải đăng ký lại dự án đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền của TP. Hải Phòng.
“Như vậy, nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro bị từ chối cấp giấy phép đầu tư mới. Nguy cơ bị từ chối chấp cấp giấy phép đầu tư đối với khu đất nêu trên sẽ đe dọa tính khả thi của cả dự án và sẽ dẫn đến thua lỗ hàng triệu USD của các nhà đầu tư”, phía Nga cho hay.
Để có cơ sở trao đổi với Nga về việc triển khai dự án trên, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, UBND Quảng Ninh và TP. Hải Phòng có ý kiến đối với các nội dung mà phía Nga đề xuất.
Các nội dung này gồm: thống nhất giữa các bộ, ngành hữu quan và báo cáo Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt - Nga về vấn đề khôi phục lại việc cấp phép cho công tác nạo vét sông Chanh để phát triển khu công nghiệp Việt - Nga; trao đổi về vấn đề phân định địa giới hành chính giữa TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh mà hiện nay các nhà đầu tư Nga đang triển khai dự án.
Cùng với đó thành lập Tổ công tác về các vấn đề triển khai dự án đầu tư ưu tiên khu công nghiệp Việt - Nga tại Quảng Ninh với đại diện của các Bộ Công Thương và các bộ, ngành hữu quan, Công ty Cảng Azov và cơ quan đại diện thương mại Nga tại Việt Nam để thiết lập kênh tương tác giữa các bộ ngành và nhà đầu tư.
Theo tìm hiểu, dự án khu công nghiệp Việt - Nga do Công ty Cổ phần khu công nghiệp Tiền Phong (TPIZ) làm chủ đầu tư. Dự án này trước đây có tên gọi “đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và cảng Nam Tiền Phong” (gọi tắt là khu công nghiệp Nam Tiền Phong) tại khu vực Đầm Nhà Mạc, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
Năm 2017, liên danh Rent A Port/Tổ hợp khu CN Deep C và Công ty Cảng Azov (Nga) đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác nhằm mục đích nghiên cứu chuyển đổi khu đất 100ha thuộc khu công nghiệp Nam Tiền Phong thành một cụm cảng dọc theo sông Chanh.
Tại cuộc họp ngày 27/3/2019 giữa hai Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Liên bang Nga, hai bên đã thống nhất danh mục các dự án đầu tư ưu tiên Việt - Nga, theo đó đây là dự án số 17 với tên gọi dự án khu công nghiệp Việt - Nga
Dự án khu công nghiệp Việt - Nga được chia làm 3 dự án thành phần gồm: dự án đầu tư xây dựng cảng ngũ cốc/đa năng; dự án đầu tư xây dựng kho cảng xăng dầu; dự án đầu tư xây dựng nạo vét luồng hàng hải sông Chanh.
Công ty TPIZ gồm 3 cổ đông chính: Rent A Port (1%); Infra Asia Investment Limited - Hồng Kông (98%); International Port Engineering and Management N.V - Vương Quốc Bỉ (1%).
Nhà đầu tư thứ cấp dự án khu công nghiệp Việt - Nga là Công ty TNHH khu công nghiệp Việt - Nga (VRIP) được cấp giấy chứng nhận thành lập năm 2016 do Đặc khu hành chính Hồng Kông cấp. Công ty mẹ của VRIP là Công ty Cảng Azov (Nga).
Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng “C” (Nga) thuộc sở hữu 100% Công ty TNHH “Cảng biển Azov”. Công ty “C” là nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp Việt - Nga với mục đích thành lập một khu đa phương thức và một cảng tổng hợp ở khu Nam Tiền Phong, tỉnh Quảng Ninh.
Đáng chú ý, Công ty VRIP lại được thành lập bởi Công ty “C” liên doanh với “Infra Asia Investment Limited - Hồng Kông” (là nhà đầu tư hai khu công nghiệp Đình Vũ (DVIZ) và Tiền Phong (TPIZ) ở miền Bắc Việt Nam) với mục đích tổ chức một cơ sở để cung cấp cho các doanh nghiệp Nga và Việt Nam các dịch vụ gồm: xây dựng và cung cấp các khu đất cho các dự án kinh doanh; cung cấp các dịch vụ về hạ tầng; phát triển công suất cảng biển và cung cấp các dịch vụ cảng và logistics.
Các đơn vị tham gia dự án này gồm: Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng “C”, sở hữu 100% Công ty TNHH “Cảng biển Azov”; Infra Asia Investment Limited - Hồng Kông thuộc sở hữu của các công ty Bỉ là Ackermans & Van Haaren (56%), IPEI - 40% (trong đó Công ty TNHH “C” nắm 15%) và Quỹ đầu tư nhà nước Bỉ (4%); Euro Jetty Limited – Hồng Kông (50% - Công ty TNHH “C”); VRIP (90% - Công ty TNHH “C”).
Các đơn vị tham gia dự án đã được nhượng quyền khai thác và sử dụng mặt bằng cùng với quyền được cho các đối tác kinh doanh khác thuê các khu đất trong 50 năm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.