Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
UBND TP. Hà Nội vừa trao quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án đầu tư xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Theo đó, khu vực điều chỉnh quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã: Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ (huyện Đông Anh). Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch khoảng 140,23ha, phân thành 2 khu vực.
Trong đó, tại khu A sẽ điều chỉnh hình dáng hồ Phương Trạch (khu vực phía Nam hồ), quy mô diện tích mặt nước đảm bảo 54ha, tổ chức lại hệ thống cây xanh, đường dạo quanh hồ và các lô nhà ở thấp tầng để khai thác hiệu quả cảnh quan đô thị.
Hà Nội cũng điều chỉnh khu A để hình thành một đơn vị ở hoàn chỉnh với các chức năng: đất trường học, nhà trẻ, đất công cộng đơn vị ở, cây xanh đơn vị ở, đất nhà ở (cao tầng, thấp tầng), đất ở hỗn hợp cao tầng, đường giao thông. Bố trí các ô đất ở hỗn hợp cao tầng tại phía giáp đê Tả Hồng.
Quy mô dân số tại khu vực này cũng được chiều chỉnh tăng lên 11.238 người (tăng khoảng 10.498 người so với quy hoạch trước đây). (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, TP. Hải Phòng.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý điều chỉnh mục tiêu đầu tư dự án từ khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên thành dự án đầu tư xây dựng khu đô thị vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái.
Thủ tướng cũng đồng ý điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án nằm trên đảo Vũ Yên, thuộc địa giới hành chính phường Đông Hải 1, quận Hải An và xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên; đường và cầu thuộc địa giới hành chính phường Máy chai, quận Ngô Quyền, tP. Hải Phòng.
Diện tích đất sử dụng của dự án cũng được điều chỉnh thành 869,53ha, bao gồm khu bến đảo Vũ Yên có diện tích 864,87ha; khu điều chỉnh mở rộng thuộc phường Máy chai, quận Ngô Quyền có diện tích 4,66ha.
Tổng mức đầu tư của dự án này cũng sẽ tăng từ gần gần 18.800 tỷ đồng, lên 55.870 tỷ đồng (xấp xỉ 2,4 tỷ USD). Quy mô xây dựng các công trình nhà ở tại dự án cũng tăng gấp 10 lần so với ban đầu với 200ha, gồm 7.095 biệt thự, 3.553 lô nhà ở liền kề. Dự án cũng được bổ sung thêm khu nhà ở xã hội với diện tích xây dựng khoảng 50ha. (Xem thêm)
Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (thành viên của Tập đoàn Hyosung, Hàn Quốc) dự kiến sẽ đầu tư dự án nhà máy sợi carbon tại Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
Đây là thông tin được Công ty TNHH Hyosung Việt Nam cho biết tại buổi làm việc của doanh nghiệp với Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ, về việc đầu tư dự án tại địa phương này.
Cụ thể, phía Công ty TNHH Hyosung Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư dự án nhà máy sợi carbon tại khu công nghiệp Phú Mỹ 2, TX.Phú Mỹ với tổng vốn gần 1 tỷ USD. Vốn đầu tư trong giai đoạn đầu khoảng 160 triệu USD.
Phía doanh nghiệp đề nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn thực hiện hồ sơ, thủ tục để xin chủ trương đầu tư dự án. (Xem thêm)
Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, phương thức khai thác các bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới chỉ có 1 phương thức là các nhà đầu tư cá nhân ủy nhiệm khai thác cho các chủ đầu tư dự án để nhận lại lợi nhuận theo cam kết. Các dự án muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư cá nhân thì phải cam kết lợi nhuận ngày càng cao.
Theo đó, lợi nhuận được cam kết từ 8%, nhích lên 10% rồi cao nhất đến 15%/năm. Tuy nhiên, ngay cam kết lợi nhuận ở mức 8% trên năm đã là khó thực hiện trong vài năm đầu khai thác.
“Khi “phong trào” đầu tư này lên cao thì các nhà đầu tư dự án thường lấy lợi ích từ bán bất động sản hình thành trong tương lai của dự án này để trả cho lợi nhuận khai thác của dự án trước đó. Đến khi các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới để lộ ra các nhược điểm làm mất dần tính thanh khoản thì các nhà đầu tư cá nhân “quay lưng” lại, không tham gia đầu tư vào phân khúc này nữa”, ông Võ phân tích.
Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng dẫn chứng, sự đổ vỡ của đại dự án Cocobay là mảnh vỡ đầu tiên của đầu tư vào phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới. Từ đó, hàng loạt dự án khác rơi vào mất thanh khoản, không còn sức tiến triển thêm được nữa.
“Tất cả những thực tế trên đây đã tạo nên sự phát triển mang tính “bất định” của thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới. Nhưng rồi cả thế giới rơi vào thảm kịch COVID-19, thị trường du lịch đóng băng làm cho thị trường đầu tư bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cũng đóng băng theo. Khi kiểm soát được dịch bệnh thì cũng là lúc những khó khăn cũ lại hiện lên, và vẫn chưa có một khung pháp luật hợp lý để làm chỗ dựa cho phát triển”, ông Võ nhận định. (Xem thêm)
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng khẩn trương thực hiện kiểm tra việc góp vốn, thoái vốn của TCT Coma tại Comaland; việc lập khống tài liệu, chứng từ, việc chuyển nhượng dự án 2.5HH Lê Văn Thiêm, Hà Nội (dự án Golden West). Trong đó, làm rõ việc xác định giá trị doanh nghiệp có liên quan đến dự án này.
Tại kết luận thanh tra về cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng vừa ban hành, Thanh tra Chính phủ cho biết năm 2007, UBND TP. HN đã chỉ định TCT Coma xây dựng Cung Trí thức thành phố Hà Nội dưới hình thức dự án xây dựng - chuyển giao (BT).
TCT Coma được UBND TP. Hà Nội đối ứng chi phí xây dựng bằng việc chấp thuận giao lô đất 2.5HH Lê Văn Thiêm, Hà Nội với diện tích là 8.737m2 để phát triển dự án Cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng (gọi tắt là dự án 2.5HH) theo nội dung thỏa thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng đã được phê duyệt (được tạm tính định giá quyền sử dụng đất tại thời điểm giao đất gần 236 tỷ đồng).
Để có nguồn vốn xây dựng Cung Trí thức, TCT Coma đã vay Công ty cổ phần phát triển thương mại Việt Nam (gọi tắt là Vietradico) số tiền 150 tỷ đồng, với điều kiện 2 bên thỏa thuận hợp tác kinh doanh phát triển dự án 2.5HH. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.