Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo hãng tin Bloomberg, hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên châu Âu đã tăng sát mức cao nhất trong 4 tuần qua.
Giá khí đốt tương lai tại châu Âu đã tăng 10%. Giá khí đốt tại Anh trong tháng 12/2021 tăng 9,3% trong khi giá khí đốt tại Hà Lan, một trong những thị trường lớn nhất châu Âu, cũng tăng 7,9%.
Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài khi giá khí đốt đã tăng vọt trong những tháng gần đây do lượng dự trữ thấp và nhu cầu phục hồi sau đại dịch tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng đến các hoạt động công nghiệp phụ thuộc vào năng lượng trong khi người tiêu dùng cũng đối mặt với những hóa đơn tăng vọt giữa lúc mùa đông đến gần.
Theo ông Jeremy Weir, người đứng đầu Trafigura, một trong những nhà giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới, việc thiếu dự trữ khí đốt ở châu Âu có thể dẫn đến tình trạng mất điện quy mô lớn trong khu vực.
"Nói thẳng ra, chúng tôi hiện không có đủ khí đốt. Chúng tôi không dự trữ đủ cho mùa đông, vì vậy chúng tôi đang thực sự lo ngại. Nếu mùa đông lạnh giá, tình trạng mất điện trên diện rộng có thể xuất hiện ở châu Âu", hãng tin Telegraph dẫn lời ông Trafigura Weir.
Khí đốt rất quan trọng đối với nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu, đặc biệt là ở Anh, hơn 22 triệu hộ gia đình kết nối với mạng lưới khí đốt. Trong năm 2020, 38% lượng khí đốt mua trong nước được sử dụng để sưởi ấm, 29% để phát điện và 11 % cho nhu cầu công nghiệp và thương mại.
Các công ty năng lượng của Anh đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh giá khí đốt toàn cầu tăng cao, một số công ty đã tuyên bố họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình với người tiêu dùng.
Một số nghị sĩ châu Âu cáo buộc Nga đang làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng khí đốt để gia tăng sức ép với các nhà chức trách châu Âu nhằm thúc đẩy việc thông qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là Uniper và Wintershall. Tuyến đường ống dẫn khí sẽ vận chuyển khí đốt đến Đức thông qua các lãnh hải của Nga, Đức, Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.
Đường ống có chiều dài 1.234km, được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Việc xây dựng đường ống này đã được hoàn thành ngày 10/9.
Hiện tại, quá trình cấp giấy chứng nhận cho Nord Stream 2 AG, công ty vận hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2, đang được tiến hành. Toàn bộ quá trình, theo yêu cầu pháp lý, có thể mất vài tháng.
Tuy nhiên, trong tuyên bố ngày 16/11, Cơ quan Quản lý năng lượng Đức (Bundesnetzagentur) lại đưa ra kết luận rằng Dòng chảy phương Bắc 2 chưa tuân thủ luật pháp Đức.
Cơ quan này nêu rõ, để được cấp giấy chứng nhận, trước hết Nord Stream 2 AG phải được tổ chức và hoạt động theo luật pháp của Đức. Trong khi ở thời điểm hiện tại Nord Stream 2 AG dự định chỉ thành lập một công ty con tại Đức để quản lý hệ thống đường ống, đoạn đi qua lãnh thổ Đức.
Theo Cơ quan Quản lý năng lượng Đức, điều đó là không đủ bởi thủ tục pháp lý của Đức yêu cầu các tài sản và nguồn nhân lực chính phải được chuyển từ công ty mẹ sang chi nhánh tại Đức. Công ty con này sẽ sở hữu và vận hành phần đường ống ở Đức.
Theo quy trình phê duyệt, sau khi hoàn tất việc kiểm tra, nếu thỏa mãn các yêu cần cần thiết, Bundesnetzagentur sẽ dự thảo quyết định cấp phép và gửi lên Ủy ban châu Âu (EC) để xem xét. EC sau đó đưa ra ý kiến và gửi lại cho Bundesnetzagentur để đưa ra quyết định cuối cùng, trong đó ý kiến của EC phải được xem xét tối đa.
Việc Bundesnetzagentur đình chỉ tiến trình chứng nhận đối với Nord Stream 2 AG sẽ làm quá trình này kéo dài hơn nữa.
Xem thêm >>Đức bất ngờ đình chỉ phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.