Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Ông có thể sơ qua đôi nét về kết quả thu hút đầu tư trong mấy năm qua ở Hà Tĩnh ?
Ông Dương Tất Thắng: Hiện nay, Hà Tĩnh có trên 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, trên 830 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký trên 370.000 tỷ đồng, tương đương gần 16 tỷ USD. Hà Tĩnh hiện đứng thứ 9 của cả nước về thu hút đầu tư dự án FDI có tổng vốn đầu tư trên 12 tỷ USD với 72 dự án đầu tư (đến từ 17 nước và vùng lãnh thổ) chiếm gần 80% tổng vốn đăng ký.
Nhiều dự án của các tập đoàn lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động như: dự án nhà máy thép - cảng nước sâu Sơn Dương của Formosa, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1... đã phát huy hiệu quả, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhờ thế, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 17%; năm 2018, Hà Tĩnh nằm trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt trên 20%.
- Hiện nay đâu là lĩnh vực Hà Tĩnh tập trung mời gọi các nhà đầu tư, thưa ông?
Hà Tĩnh xác định chính sách thu hút đầu tư là động lực thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2019, Hà Tĩnh phấn đấu thu hút khoảng 150 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD. Điều đó là hoàn toàn có cơ sở khi những dự án có khả năng quyết định chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư như: nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II; tổ hợp sân gold, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển FLC Thiên Cầm, dự án khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2, dự án khu đô thị thương mại dịch vụ biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ của Tập đoàn T&T...
Hiện nay, Hà Tĩnh đang triển khai thực hiện rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Tập đoàn BCG của Mỹ làm tư vấn. Theo đó, Hà Tĩnh sẽ tập trung phát triển nhanh các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên vùng và khu vực.
Tỉnh cũng đang tập trung đa dạng hóa huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế; tập trung thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Năm 2019, trong 8 nhóm ngành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng thu hút các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ sau thép, dịch vụ du lịch trên địa bàn.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ sau thép là “đề tài” khá mới mẽ, Hà Tĩnh có những biện pháp và giải pháp gì để thu hút các nhà đầu tư?
Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phù hợp để phát triển công nghiệp như: kết cấu hạ tầng đồng bộ, sẽ có đường cao tốc Bắc – Nam, đường sắt tốc độ cao đi qua, có quốc lộ 8A, 12A kết nối qua Lào đến với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Mi Anma. Đặc biệt, Hà Tĩnh có KKT Vũng Áng là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia có diện tích tự nhiên 22.781 ha. Hệ thống cụm cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương với khả năng tiếp nhận tàu hàng từ 30 nghìn DWT- 200 nghìn DWT vào neo đậu, đáp ứng được nhiều điều kiện về xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua cảng biển.
Hà Tĩnh có FHS là doanh nghiệp lớn nhất ASEAN cung cấp thép đầu vào cho các doanh nghiệp. Sản lượng thép của FHS năm 2018 đạt 4,3 triệu tấn, doanh thu 2,6 tỷ USD, 80% lượng thép cán nóng được tiêu thụ trong nước để đáp ứng các ngành gia công...
Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp đầu tư, cung cấp sử dụng nguyên vật liệu, sản phẩm của công nghiệp gang thép” tổ chức vào tháng 3 vừa qua đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp ngành thép trong và ngoài nước tham dự. Tại hội thảo cũng đã có 3 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với tổng vồn gần 900 tỷ đồng. Điều đó cho thấy Hà Tĩnh đang là vùng đất thuận lợi để các nhà đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ sau thép làm điểm dừng chân khai thác vào lĩnh vực này.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ sau thép đầu tư vào KKT Vũng Áng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi của khu kinh tế: được bàn giao mặt bằng sạch, cơ sở hạ tầng đồng bộ, quỹ đất luôn đảm bảo và nhiều ưu đãi khác cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sau thép.
Hà Tĩnh cũng sẽ tích cực phối hợp với Bộ, ngành Trung ương trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ, tận dụng lợi thế nguyên liệu cơ bản là sản phẩm của dự án Formosa để hình thành chuỗi giá trị ngành công nghiệp sau thép, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; kết nối sản phẩm của FHS với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các dự án sản xuất, cung cấp các vật tư, thiết bị thay thế định kỳ, thường xuyên và sản xuất, chế biến sản phẩm từ nguyên liệu thép.
- Hà Tĩnh là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành dịch vụ du lịch, tỉnh đã làm gì để phát triển lĩnh vực này?
Hà Tĩnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, trên “tuyến du lịch xuyên Việt” và “Con đường di sản miền Trung”, một trong những cửa ngõ quan trọng của không gian du lịch “Hành lang kinh tế Đông - Tây”. Hà Tĩnh có 137km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành, Kỳ Ninh, Đèo Con, có các khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, Kẻ Gỗ, có mỏ nước khoáng nóng Sơn Kim tạo nên những quần thể văn hóa sinh động để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tâm linh; du lịch kết nối vùng và liên vùng quốc tế với Lào, Thái lan, Myanmar… Đặc biệt, có khu di tích đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới; dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hiện nay, nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động như: trung tâm thương mại cao cấp Vincom Plaza, khu hoạt động giải trí phục vụ khách du lịch công viên nước Vinpearlland Water Park của Tập đoàn Vingroup, tổ hợp dịch vụ sân gôn 18 lỗ, thể thao giải trí của Công ty Hồng Lam Xuân Thành... đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước. Trong năm 2018 và quý I năm 2019, Hà Tĩnh đã chấp thuận 47 dự án đầu tư du lịch, thương mại dịch vụ với tổng vốn đầu tư trên 1.069 tỷ đồng. Năm 2018, Hà Tĩnh đón 3,7 triệu lượt khách. Trong đó có 1,6 triệu lượt khách lưu trú, doanh thu của du lịch Hà Tĩnh lại lên đến hơn 5.600 tỷ đồng.
Trong quy hoạch giai đoạn đến năm 2031, tầm nhìn đến 2050, Hà Tĩnh xác định đưa du lịch và thương mại dịch vụ là một trong 4 trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu đến năm 2025, ngành du lịch đóng góp trên 9% tổng GRDP toàn tỉnh.
Hiện nay, Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ các dự án dịch vụ du lịch đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá kết nối các tour du lịch, khai thác phát huy tiềm năng lợi thế du lịch sinh thái, du lịch công cộng. Hà Tĩnh cũng đang thực hiện dự án đường ven biển kết nối tất cả các khu du lịch ven biển với các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, phấn đấu sớm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.