Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Theo thông tin từ Công ty TNHH Gachvang – một đơn vị chuyên tư vấn, định giá nhà đất, tính đến ngày 28/11/2016, Đinh Tiên Hoàng là tuyến phố có giá bán cao nhất Hà Nội, phổ biến ở mức 1,08 tỷ đồng/m2. Giá bán tối đa có thể lên tới 1,41 tỷ đồng/m2.
Xếp thứ 2 là phố Lê Thái Tổ với giá bán bình quân 1 tỷ đồng/m2, vị trí đẹp nhất có giá 1,31 tỷ đồng/ m2.
Xếp thứ ba là phố Hàng Khay với mức giá dao động trong ngưỡng 753,7 triệu đồng - 1,15 tỷ đồng/m2.
Phố Bảo Khánh xếp thứ tư với mức giá cao nhất 1 tỷ đồng/m2. Tiếp theo là phố Hàng Trống và Hàng Hành với mức giá lần lượt là 806 - 975 triệu đồng/m2.
Các vị trí tiếp theo thuộc về phố Hàng Cá (663,3 triệu đồng/m2), Hai Bà Trưng (634,4 triệu đồng/m2), Nhà Chung (600 triệu đồng/m2), Nguyễn Hữu Huân (582,3 triệu đồng/m2), Độc Lập (580 triệu đồng/m2)…
Nếu so với bảng giá đất của thành phố Hà Nội được Chính phủ phê duyệt và có giá trị trong 5 năm (2015 - 2019), thì mức giá thực tế được Công ty Gachvang công bố cao gấp từ 8 - 12 lần so với khung giá cao nhất theo quy định.
Là một trong 4 quận nội thành và là vùng lõi trung tâm Thủ đô, Hoàn Kiếm là quận có vị trí đặc biệt, bởi vậy mức giá bán như trên được đa phần giới đầu tư xem là hợp lý. Trên thực tế mức giá này đã duy trì sự ổn định của nó trong suốt một thời gian dài.
Đặc trưng đắt đỏ của nhà đất quận Hoàn Kiếm, ngoài do vị trí đắc địa, còn được tạo thành bởi tính khan hiếm nguồn cung. Hầu như trong các năm qua, quận không có thêm công trình nào được xây dựng.
Bởi vậy, có thể nói sự kiện Thành ủy Hà Nội đồng ý về mặt chủ trương xây khách sạn tại số 22 – 32 Lê Thái Tổ là động thái đáng chú ý nhất của thị trường nhà đất quận Hoàn Kiếm trong thời gian qua.
Ngoài ra, mới đây, một biến động khác cũng nhận được sự quan tâm của thị trường đó là toàn bộ diện tích rạp chiếu phim Hanoi Cinematheque và khu 22A Hai Bà Trưng sẽ được thu hồi để xây dựng một trung tâm thương mại trong tương lai gần.
Còn đối với nguồn cung căn hộ, công cuộc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn quận vẫn diễn ra hết sức chậm chạp. Một số dự án đã được phê duyệt cả chục năm như dự án 30A Lý Thường Kiệt hiện đang dậm chân tại chỗ, bất chấp nỗ lực của chủ đầu tư.
Dự báo trong ít nhất 1 quý tới, quận Hoàn Kiếm vẫn sẽ không ghi nhận thêm bất cứ nguồn cung mới nào.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.