'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây nhất, Vinhomes thông báo sẽ trang bị “lá chắn an ninh” 5 lớp cho khu đô thị chị đang sống.
Theo đó, bên cạnh hệ thống giám sát an ninh bằng camera AI, kiểm soát vào ra bằng nhận diện khuôn mặt đã có từ trước, Vinhomes tiếp tục triển khai thêm 5 lớp cảm biến an ninh, tạo thành tấm “lá chắn điện tử” 7 lớp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam để bảo vệ an toàn cho cư dân.
Bên cạnh “thành phố biển hồ”, các đại đô thị Vinhomes Smart City (Hà Nội), Vinhomes Grand Park (TP. HCM) và tới đây là bộ đôi Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire, Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown sẽ đều được tích hợp công nghệ an ninh hiện đại bậc nhất này.
“Những nơi tôi ở trước đây, tiền trao xong là người bán, người mua đường ai nấy đi, còn với Vinhomes lại khác. Hợp đồng mua bán không hề có điều khoản bắt buộc về việc bổ sung các tiện ích mới, nhất là những tiện ích đòi hỏi công nghệ cao và chi phí đầu tư lớn như hệ thống an ninh đa lớp. Bởi thế, ai cũng nói ở nhà Vinhomes là sướng nhất”, chị Tuyết Ngọc hào hứng.
Chị Tuyết Ngọc tiết lộ, rất nhiều người thân trong gia đình cũng như bạn bè, đồng nghiệp của chị đều “nghiện” nhà Vinhomes bởi khó có thể tìm thấy ở đâu một không gian sống vừa hiện đại, đẳng cấp, vừa đủ đầy và an toàn như thế. Ngoài “chất gây nghiện” đó, nhà Vinhomes còn sở hữu một thuộc tính rất đáng tiền là tăng giá bền vững theo thời gian nhờ chủ đầu tư liên tục nhân thêm các giá trị cho không gian sống.
Từ góc nhìn kinh tế, chuyên gia Trần Minh An (Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn kinh tế) chỉ ra rằng khách hàng chỉ chấp nhận chi trả cho sản phẩm, dịch vụ khi giá trị sử dụng và trải nghiệm mà họ nhận được tương xứng với chi phí bỏ ra. Đặc biệt, nếu đó là những giá trị độc nhất vô nhị trên thị trường thì người mua còn sẵn sàng bỏ số tiền lớn để được sở hữu. Đó là quy luật cung cầu và quy luật giá trị.
Đi sâu vào lĩnh vực BĐS, chuyên gia Trần Minh An cho rằng giá trị sống mà một dự án mang lại cho khách hàng mới là yếu tố cốt lõi quyết định giá bán của ngôi nhà. Đó không chỉ là hạ tầng, tiện ích, dịch vụ tại chỗ hay giải pháp an ninh, an toàn mà còn bao gồm cả những cơ hội làm ăn, kinh doanh, giao lưu, học tập, phát triển cho cư dân… mà không gian sống đó mang lại. Vinhomes đã kiến tạo nên những khu đô thị đáng sống bậc nhất với đầy đủ các yếu tố đó, góp phần định nghĩa lại giá trị của ngôi nhà.
“Có sự khác biệt rất lớn giữa giá cả và giá trị. Bởi thế, không thể chỉ nhìn vào giá cả để khẳng định một sản phẩm là đắt hay rẻ. Đặc biệt, trong lĩnh vực BĐS hiện nay, khi tư duy nhà ở của người dân đã trưởng thành hơn, đề cao giá trị sống hơn giá đất, thì định giá sản phẩm BĐS dựa trên đơn giá mét vuông là sai lầm”, vị chuyên gia phân tích.
Theo các chuyên gia, ở những dự án được mệnh danh là đáng sống, giá trị đất thường chỉ chiếm đến 30% giá bán của ngôi nhà. 70% còn lại nằm ở giá trị thương hiệu, hạ tầng, tiện ích, dịch vụ… mà nhà phát triển BĐS tạo dựng trên đất. Trên thị trường không thiếu những ngôi nhà với kiến trúc xa hoa, nội thất đắt tiền, nhưng không dễ để mua được cả một không gian sống với những trải nghiệm đặc biệt, không thể sao chép của những BĐS hàng hiệu như Vinhomes.
“Nhiều nước không cho phép kinh doanh đất thô mà chỉ kinh doanh các giá trị “phi đất”. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng thương hiệu và giá trị đầu tư chứ không phải bằng đất”, ông An chỉ rõ.
Chuyên gia Trần Minh An cũng cho rằng, nhờ đầu tư rất mạnh mẽ vào việc kiến tạo môi trường sống, BĐS hàng hiệu được thị trường định giá cao và giá trị BĐS luôn tăng theo thời gian.
“Giá trị thực của BĐS hàng hiệu là thứ bất biến theo thời gian, không giống như những giá trị ảo được thổi phồng, tô vẽ, dễ dàng bị “cơn bão” dịch bệnh hay sốt ảo cuốn bay”, chuyên gia Trần Minh An lý giải.
Cũng theo các chuyên gia, do tầng lớp trung lưu và thượng lưu đang gia tăng nhanh chóng nên nhu cầu về nhà ở chất lượng cao ngày một lớn. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn chỉ nhỏ giọt là nguyên nhân đẩy ngôi nhà ra xa tầm với của người dân.
Đặc biệt, năm 2022 chứng kiến cơn “bão giá” khi chi phí xây dựng cơ bản tăng phi mã, khoảng 150% mỗi mét vuông. Yếu tố này cộng hưởng khiến giá BĐS bị đẩy lên cao, nhất là với dòng BĐS hàng hiệu đòi hỏi nguồn vốn khổng lồ cho hạ tầng, tiện ích.
“Tháo gỡ những nút thắt về pháp lý, khai thông dòng tín dụng vào BĐS, tạo cơ chế cổ vũ những doanh nghiệp uy tín là giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết sự lệch pha cung cầu, đồng thời mở ra cơ hội để người dân được tiếp cận những sản phẩm BĐS chất lượng với tiêu chuẩn sống tốt hơn”, chuyên gia Trần Minh An kiến nghị.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.