Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hoàn thành nạo vét và di dời tàu đắm trên luồng Quy Nhơn
Trao đổi với VietnamFinance, Cục trưởng Cục hàng hải Nguyễn Xuân Sang cho biết: Năm 2020, bất chấp dịch bệnh Covid -19 lan rộng và nhiều cơn bão lớn đổ vào miền Trung. Tuy nhiên, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải 2 miền Bắc và Nam vẫn quyết liệt triển khai, nạo vét hàng loạt tuyến luồng đúng tiến độ.
Đáng chú ý, Tổng công ty Đảm bảo an toàn miền Nam đã hoàn thành trục vớt, di dời xác tàu đắm và nạo vét, duy tu luồng Quy Nhơn đạt chuẩn tắc. Ngày 20/7/2020, Tổng công ty này đã công bố 6,3km luồng Quy Nhơn (tính từ phao số 0) đạt -11m, bán kính vũng quay tàu 300m cũng có độ sâu -11m.
"Như vậy, toàn tuyến luồng hàng hải Quy Nhơn đã đảm bảo các thông số kỹ thuật, chuẩn tắc thiết kế và không còn điểm cạn, dải cạn hạn chế mớm nước cho phép tàu tải trọng trên 30.000 DWT ra vào 24/24h. Đối với các tàu có trọng tải trên 30.000 DWT đến 50.000 DWT giảm tải cũng được phép ra vào 24/24h", ông Sang nói.
Ngay sau khi tuyến luồng được thông suốt, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khai thác cảng Quy Nhơn, ông Phan Tuấn Linh, Tổng giám đốc Cảng kiến nghị: áp dụng điều kiện về chân hoa tiêu (trong điều kiện hàng hải bình thường) là 1m với tàu tải trọng lớn hơn 30.000 DWTDWT.
"Hiện tại, quy định chân hoa tiêu tại luồng Quy Nhơn là 1,45m/độ sâu luồng -11m nên đã hạn chế các tàu trọng tải trên 30.000 DWT, dẫn đến hiệu quả khai thác thấp, cước vận tải hàng hoá khu vực Quy Nhơn cao hơn các khu vực khác", ông Linh nói.
Ông Phan Tuấn Linh cũng dẫn chứng, "theo thông lệ quốc tế, chân hoa tiêu nhỏ hơn 10% độ sâu luồng, ví dụ luồng Hải Phòng chân hoa tiêu là 0,7m/độ sâu luồng 9m, luồng Cái Mép - Thị Vải chân hoa tiêu là 0m. Vì thế nên áp dụng chân hoa tiêu hàng hải tại luồng Quy Nhơn là 1m".
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Đức Tuấn Anh, Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn cho rằng: "Kiến nghị của cảng Quy Nhơn là phù hợp với thông lệ quốc tế, vì thế, sẽ báo cảng Cục hàng hải Việt Nam giảm chiều cao chân hoa tiêu đối với các tàu trọng tải trên 30.000 DWT hoạt động tại khu vực này".
Phê bình hoạt động tàu lai của Công ty Phúc Trường Linh
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, thời gian qua, một số đơn vị sử dụng tàu lai phản ánh có sự buông lỏng quản lý tại đội tàu lai của Công ty Phúc Trường Linh. Qua đó, để xảy ra tình trạng tàu tự rời cảng khi chưa làm thủ tục, điều kiện kỹ thuật thực tế của một số tàu chưa đảm bảo theo hồ sơ, tài liệu tàu. Việc bố trí tàu lai hỗ trợ tàu vào, rời cảng chưa kịp thời, còn có hiện tượng chậm trễ, ảnh hưởng đến thời gian, năng suất, hiệu quả của tàu thuyền và các đối tác khác.
Lãnh đạo Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn yêu cầu: Công ty Phúc Trường Linh (đơn vị sở hữu, quản lý đội tàu) và Công ty CP Cảng Quy Nhơn (đơn vị điều hành đội tàu), chấn chỉnh công tác quản lý, có biện pháp nhắc nhở thuyền viên đội tàu chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định trong hoạt động hàng hải.
Đồng thời, kiểm tra, rà soát các điều kiện an toàn, kỹ thuật của tàu. Trường hợp phát hiện khiếm khuyết, phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới bổ sung các trang thiết bị, linh kiện... bảo đảm đúng theo thiết kế hồ sơ, tài liệu của tàu.
"Các đơn vị phải bố trí đúng về công suất, đủ về số lượng tàu lai hỗ trợ tàu thuyền cập, rời cầu cảng đúng theo thời gian, kế hoạch điều động tàu đã được cảng vụ phê duyệtduyệt. Trường hợp Công ty không bố trí tàu lai đầy đủ, kịp thời, gây chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động chung, Cảng vụ sẽ yêu cầu đại lý, chủ tàu thuê thêm tàu lai hỗ trợ để bảo đảm thực hiện theo đúng kế hoạch", công văn nêu rõ.
Lùm xùm ký hợp đồng thuê tàu lai lên tới 324 tỷ đồng tại Cảng Quy Nhơn không qua đấu thầu Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp vào tháng 7/2020, cổ đông T. V. N từng tố cáo Ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn cố tình làm trái quy định Cụ thể, sau khi nhận bàn giao Cảng Quy Nhơn từ Công ty Hợp Thành. Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam đã có các công văn số 3386/HHVN-ĐT ngày 28/12/2018; 410/HHVN-ĐT ngày 8/3/2019. Theo đó, nội dung chỉ đạo; “không thực hiện các hoạt động thanh lý, mua, bán tài sản tại Cảng Quy Nhơn; có biện pháp ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát hoạt động tài chính, tài sản, nhân sự, đảm bảo giá trị vốn, tài sản không có khác biệt lớn so với Hồ sơ Cảng Quy Nhơn tại thời điểm gần nhất với thời điểm Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận cũng như các quy chế, quy định của Cảng Quy Nhơn …”. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Cảng vẫn tiến hành ký hàng loạt các Hợp đồng kinh tế có giá trị lớn. Minh chứng rõ ràng nhất đó là ngày 08/04/2019, đại diện Cảng Quy Nhơn là ông Nguyễn Hữu Phúc tiến hành ký kết với Công ty TNHH Thương mại vận tải Phúc Trường Linh Hợp đồng kinh tế số 03.2019/QNP-PTL, về việc thuê tàu lai khai thác tại cảng Quy Nhơn có thời hạn lên tới 10 năm, với tổng giá trị hợp đồng lên đến 324 tỷ đồng, kèm chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho mỗi bên là 10 tỷ đồng mà không hề thông qua đấu thầu hoặc các trình tự thủ tục theo quy định, không có báo cáo cũng như không được thông qua bởi Hội đồng quản trị Công ty hay Đại hội đồng cổ đông. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, cụ thể căn cứ vào khoản 2; 3; 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014 thì đối với các Hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ của Công ty) thì người đại diện ký Hợp đồng phải có nghĩa vụ báo cáo các thành viên HĐQT; Ban kiểm soát. Trường hợp giá trị hợp đồng, giao dịch từ 35% trở lên thì phải báo cáo và được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.