Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo ông Thăng, Hà Nội là địa phương duy nhất cả nước đặt ra chính sách phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố. Đến nay thành phố có 61 sản phẩm có doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên.
Ông Thăng cũng nhấn mạnh thành phố đã có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, ví dụ khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội được áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất công nghệ cao như: được thuê đất 70 năm, các ngân hàng hỗ trợ về vốn vay…
Ông Lê Hồng Thăng thông tin thêm Chủ tịch UBND thành phố đã khẳng định trong năm nay thành phố cố gắng xét duyệt được ít nhất một nửa trong 40 cụm công nghiệp đã có quy hoạch. Tính đến tuần qua, UBND thành phố đã phê duyệt được 11 cụm công nghiệp.
"Nếu theo tiến độ này, tôi khẳng định đến cuối năm nay, thành phố sẽ có được 30 cụm công nghiệp mới”, ông Thăng nói.
Tuy nhiên ông Thăng cũng lưu ý rằng công nghiệp của Hà Nội đang tồn tại trong đô thị chứ không phải công nghiệp di dời ra khỏi đô thị, do đó thành phố phải xác định sản xuất công nghiệp sạch, bền vững, áp dụng khoa học công nghệ và thiết bị hiện đại.
“Công nghiệp Hà Nội không thể theo mẫu số chung của toàn quốc nhưng vẫn khẳng định Hà Nội là trung tâm, đầu tầu kinh tế của khu vực phía Bắc; các khu công nghiệp cố gắng kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để có các khu công nghiệp sạch, hiện đại. Từ năm 2016 đến nay, mẫu số của TP là mỗi ha tại khu công nghiệp tối thiểu 20 triệu USD mới được vào đầu tư”, ông Thăng nhấn mạnh.
Liên quan đến tình hình sản xuất công nghiệp của Hà Nội, một báo cáo gần đây của Colliers International cho hay tính đến quý I/2019, nguồn cung đất công nghiệp tại Hà Nội là khoảng 2.700 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất và Đông Anh (3 huyện này hiếm gần 70% nguồn cung công nghiệp tại Hà Nội).
Tỷ lệ lấp đầy trung bình giữa các khu công nghiệp tại Hà Nội đạt khoảng 87%. Với việc Hà Nội nhận được 5 tỷ USD vốn đầu tư vào năm 2018, các ngành điện tử, sản xuất và chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Đây cũng là tệp khách hàng chính của thị trường đất công nghiệp Hà Nội.
Theo Colliers International, tổng diện tích công nghiệp ở Hà Nội sẽ tăng lên 6.100 ha vào năm 2022. Khu Tây và Tây Bắc được xem là các điểm công nghiệp lớn trong tương lai.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.