Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 3472/VPCP – CN gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giao thông Vận tải (GTVT); UBND TP. Đà Nẵng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng liên quan đến chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 25/9/2018 của Văn phòng Chính phủ, theo đó việc đầu tư cảng Liên Chiểu dần thay thế cho cảng Tiên Sa là cần thiết và cấp bách. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã nhiều lần giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT và UBND TP. Đà Nẵng.
Để có đủ cơ sở xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT, UBND TP. Đà Nẵng căn cứ Luật Đầu tư công năm 2019, các văn bản pháp luật liên quan và nhiệm vụ đã được giao, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Phó Thủ tướng lưu ý UBND TP. Đà Nẵng cần tiếp thu đầy đủ ý kiến của Bộ GTVT để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trong đó cần so sánh các phương án tổ chức giao thông đến bến cảng Tiên Sa, bến cảng Liên Chiểu để chọn phương án tối ưu và làm rõ kế hoạch, tiến độ triển khai thực hiện 2 hợp phần bảo đảm khai thác đồng bộ (trường hợp chỉ trình riêng hợp phần cơ sở hạ tầng dùng chung phải làm rõ cơ sở pháp lý và cam kết chịu trách nhiệm về tiến độ, hiệu quả dự án); xây dựng phương án cân đối, bố trí cơ cấu các nguồn vốn của dự án bao gồm ngân sách địa phương, ngân sách trung ương theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn UBND TP. Đà Nẵng xây dựng phương án cân đối, bố trí cơ cấu các nguồn vốn của dự án phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước; tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận, quyết định đối với nguồn vốn ngân sách trung ương; thực hiện thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án theo quy định pháp luật.
Bộ GTVT được giao rà soát, hoàn thiện báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trong đó khẳng định rõ sự cần thiết có hay không đầu tư bến cảng Liên Chiểu để đáp ứng yêu cầu về vận tải hàng hóa, bảo đảm an toàn giao thông, hiệu quả đầu tư của dự án và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; đề xuất chính thức cơ quan chủ quản đầu tư dự án.
“Khi đủ cơ sở theo quy định, Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Trước đó, vào tháng 3/2020, UBND TP. Đà Nẵng đã có công văn số 2046/TTr-UBND ngày 31//2020) đề nghị Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu. Dự án này bao gồm 2 phần: phần cơ sở hạ tầng dùng chung dự kiến đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước và phần kêu gọi đầu tư, bao gồm các khu bến cảng, các bãi chứa container, kho hàng tổng hợp, khu logistics, khu dịch vụ hậu cần sau cảng, mua sắm thiết bị và hình thành khu đô thị cảng.
Đối với phần cơ sở hạ tầng dùng chung, UBND TP. Đà Nẵng đề nghị đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển 2 bến ban đầu, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải 100.000 tấn; tàu container có sức chở từ 6.000 – 8.000 TEU; đảm bảo lượng hàng thông qua từ 3,5 – 5 triệu tấn/năm và phát triển các bến tiếp theo theo quy hoạch.
Các hạng mục quan trọng tại phần cơ sở hạ tầng dùng chung gồm: kè chắn sóng (dài 820m) và đê chắn sóng (dài 350m) đảm bảo thời gian khai thác cảng trên 300 ngày/năm; luồng tàu 1 làn dài 7,25 km, rộng 160 m, cao độ đáy – 14m; khu quay trở, hệ thống tín hiệu hàng hải; tuyến đường bộ kết nối từ đường nội bộ của cảng qua cầu Liên Chiểu về đường Nguyễn Văn Cừ - Tạ Quang Bửu thuộc quận Liên Chiểu đi qua quốc lộ 1A mới (đường Nam Hải Vân); gia cố, san nền tôn tạo mặt bằng các khu hạ tầng công cộng dùng chung. Các hạng mục cơ sở hạ tầng dùng chung sẽ được triển khai trong giai đoạn 2020–2024.
Dự kiến, tổng mức đầu tư cho hợp phần này là 3.426 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.995 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, tư vấn và dự phòng. Đà Nẵng dự kiến góp 12,6% tổng mức đầu từ ngân sách địa phương, bố trí trong giai đoạn 2021–2025; phần còn lại do ngân sách trung ương đầu tư giai đoạn 2016–2020 (30 tỷ đồng) và giai đoạn 2021–2025.
Đối với các hạng mục XHH, Đà Nẵng cho biết là sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư công khai, minh bạch và triển khai song song với phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.