Đà Nẵng: Loạt dự án BĐS tái khởi động sau nhiều năm bỏ hoang
(VNF) - Nhiều dự án ở Đà Nẵng sau thời gian bỏ hoang đã khởi động trở lại được kỳ vọng sẽ góp phần để thị trường nhà đất thêm sôi động
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội do UBND TP. Hà Nội quyết định với tổng mức đầu tư 1.176 triệu Euro (tương đương 32.910 tỷ đồng). Dự án được khởi công từ tháng 6/2010 và ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công nên dự án được điều chỉnh tiến độ thực hiện từ 2018-2022.
Dự án có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm, được chia thành 9 gói thầu chính. Đến nay, sau hơn 10 năm thi công mới đạt 62% tổng khối lượng, trong đó đoạn đi trên cao đạt 73,28%.
Trong quá trình triển khai, do dự án kéo dài, phát sinh thời gian so với hợp đồng nên các nhà thầu quốc tế yêu cầu chủ đầu tư là UBND TP. Hà Nội bổ sung khoản chi phí khá lớn.
Cụ thể, từ đầu năm 2018, nhà thầu Công ty TNHH Dealim (Hàn Quốc) đề nghị bổ sung 19,1 triệu USD đối với gói thầu tuyến đoạn trên cao, sau đó được tạm chốt còn 6,6 triệu USD. Lý do gói thầu kéo thời thời gian thực hiện là 26,5 tháng, do chậm bàn giao mặt bằng khoảng 18 tháng so với cam kết.
Nhà thầu Posco E&C (Hàn Quốc) đề nghị bổ sung 7,22 triệu USD đối với gói thầu các ga trên cao (hiện các bên liên quan đang đàm phán), do kéo dài thời gian thực hiện thêm 24 tháng. Còn nhà thầu Colas Rail (Pháp) yêu cầu bổ sung 1,47 triệu EUR đối với gói thầu hệ thống đường sắt 2 do kéo dài thời gian thực hiện thêm 21 tháng so với hợp đồng gốc...
Được biết, UBND TP.Hà Nội vừa có công văn gửi các bộ, ngành liên quan đề nghị hướng dẫn việc bổ sung chi phí do kéo dài thời gian các gói thầu xây lắp thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội do việc bổ sung chi phí thực hiện các gói thầu như trên chưa có quy định và chưa có tiền lệ. (Xem thêm)
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp, cổ đông T. V. N tố cáo Ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn cố tình làm trái quy định.
Văn bản nêu rõ: "Ngay sau khi nhận bàn giao Cảng Quy Nhơn từ Công ty Hợp Thành. Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam đã có các công văn số 3386/HHVN-ĐT ngày 28/12/2018; 410/HHVN-ĐT ngày 8/3/2019.
Theo đó, nội dung chỉ đạo; “không thực hiện các hoạt động thanh lý, mua, bán tài sản tại Cảng Quy Nhơn; có biện pháp ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát hoạt động tài chính, tài sản, nhân sự, đảm bảo giá trị vốn, tài sản không có khác biệt lớn so với Hồ sơ Cảng Quy Nhơn tại thời điểm gần nhất với thời điểm Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận cũng như các quy chế, quy định của Cảng Quy Nhơn …”.
Tuy nhiên, không hiểu sao Ban lãnh đạo Cảng vẫn tiến hành ký hàng loạt các Hợp đồng kinh tế có giá trị lớn nhằm mục đích đưa vụ việc vào tình thế đã rồi, hậu quả làm phát sinh các nghĩa vụ dân sự rất lớn cho Cảng Quy Nhơn nếu như có tranh chấp xảy ra.
Minh chứng rõ ràng nhất đó là ngày 08/04/2019, đại diện Cảng Quy Nhơn là ông Nguyễn Hữu Phúc tiến hành ký kết với Công ty TNHH Thương mại vận tải Phúc Trường Linh Hợp đồng kinh tế số 03.2019/QNP-PTL, về việc thuê tàu lai khai thác tại cảng Quy Nhơn có thời hạn lên tới 10 năm, với tổng giá trị hợp đồng lên đến 324 tỷ đồng, kèm chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho mỗi bên là 10 tỷ đồng mà không hề thông qua đấu thầu hoặc các trình tự thủ tục theo quy định, không có báo cáo cũng như không được thông qua bởi Hội đồng quản trị Công ty hay Đại hội đồng cổ đông.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, cụ thể căn cứ vào khoản 2; 3; 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014 thì đối với các Hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ của Công ty) thì người đại diện ký Hợp đồng phải có nghĩa vụ báo cáo các thành viên HĐQT; Ban kiểm soát. Trường hợp giá trị hợp đồng, giao dịch từ 35% trở lên thì phải báo cáo và được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức đối tác công-tư (PPP).
Trước đó, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị về việc yêu cầu nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức PPP phải có năng lực, kinh nghiệm quản lý vận hành.
Xét đề nghị của Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đề nghị này.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải xây dựng xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án cao tốc Bắc - Nam theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đáp ứng yêu cầu trong tổ chức thi công và vận hành, khai thác công trình.
Cũng liên quan đến các dự án cao tốc Bắc - Nam, như VietnamFinance đã thông tin, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về triển khai Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng 3 đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo, lấy ý kiến thành viên Chính phủ để Thủ tướng có thể ký ban hành Nghị quyết của Chính phủ triển khai Nghị quyết 117 của Quốc hội ngay trong ngày hôm nay (9/7).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phải tập trung, làm quyết liệt hơn để khởi công xây dựng các gói thầu đầu tiên của 3 dự án cao tốc Bắc - Nam chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công, vào cuối tháng 8/2020.
Trước đó, tại Nghị quyết số 117/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Quốc hội đã quyết nghị chuyển đổi đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công đối với 3 dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây. (Xem thêm)
Hiệp hội Các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) tiếp tục có công văn gửi Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước "tố" việc “Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp Bến số 1 Cảng Quy Nhơn" có dấu hiệu nâng suất đầu tư rất cao.
VAFI cho biết, tại Báo cáo nghiên cứu khả thi do CTCP Tư vấn Xây dựng Công trình Hàng hải (CMB) lập tại phần tổng mức đầu tư dự án xây dựng nâng cấp Bến số 1 Cảng Qui Nhơn là phi thực tế, tạo dựng ban đầu suất đầu tư cao cho quá trình đấu thầu sau này.
Cụ thể, việc cải tạo nâng cấp Bến 1 (dài 350m) nhằm đưa tàu trọng tải lớn 30.000 DWT vào khai thác theo hướng vươn cầu tầu thêm 35m với chiều dài 480m nhưng tổng đầu tư được dự toán lên tới con số khủng khiếp hơn 497 tỷ VND
"Việc chỉ cải tạo nâng cấp cầu bến và nạo vét vùng nước trước bến mà chưa có đầu tư máy móc thiết bị và trong tình trạng cơ sở hạ tầng của cảng đã có đầy đủ mà có con số dự toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi do CMB (công ty con mà Vinalines chiếm 49% vốn điều lệ) xây dựng như vậy là quá cao.
So sánh về tỷ suất này, VAFI cho biết: "Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship) cách đây 4 năm, xây dựng cảng mới (Cảng VIP Greenport) tại Hải Phòng có quy mô 15ha, chiều dài cầu tầu 400m thì phần xây dựng hạ tầng gồm san lấp tiếp mặt bằng, làm cầu tầu 400 X 24, làm bãi, làm kho, đường điện, cấp nước, văn phòng… nhưng chỉ hết 392 tỷ".
Ngay cả khi cổ đông cảng Quy Nhơn hỏi CMB về cơ sở đưa ra con số 497 tỷ VNĐ thì họ nói rằng, "dựa vào các biểu giá của nhà nước chứ không dựa vào thực tế?".
Trong văn bản của mình, phía VAFI còn đề cập, ngoài Báo cáo nghiên cứu khả thi của CMB đưa ra tổng mức đầu tư và các chi phí cho dự án để toàn thể đại hội cổ đông xem xét tại Đại hội bất thường tháng 2/2020 không đáng tin cậy, chỉ là bình phong cho các nhóm lợi ích.
Cụ thể, từ tháng 1/2020, các cổ đông CQN đã gửi thư, gặp trực tiếp Chủ tịch HĐQT Cảng Quy Nhơn, phó TGĐ CMB để yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung phần thuyết minh tính toán tổng vốn đầu tư như sau:
Ví dụ, phải cập nhập số liệu giá cả thực tế vào báo cáo nghiên cứu khả thi; Phải lấy số liệu thực tế về suất đầu tư đã thực hiện xây dựng cầu tầu, xây dựng cảng mới tại các công ty tư nhân có trình độ quản trị tốt như Gemadept, Viconship,Hòa Phát Dung Quất, Cảng biển Nghi Sơn… để cổ đông xem xét và giám sát việc triển khai xây dựng giá thầu thực tế sau này.
Đồng thời, phải phân tích thị trường đấu thầu xây dựng hiện nay để cổ đông nắm bắt được suất đầu tư và tổng mức đầu tư thực tế làm cơ sở thẩm tra tính khả thi dự án đồng thời giám sát chặt chẽ xem dự án sau này triển khai có bị rút ruột không?
"Tuy nhiên tất cả đề nghị chính đáng này nhằm bảo vệ tài sản nhà nước & cá nhân bị phớt lờ không được CMB và HĐQT Cảng QN thực hiện", phía VAFI kiến nghị.
Phía VAFI cho rằng: "Nếu không được cảnh báo, giám sát thì rất có thể số liệu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi gần sát với Bản thiết kế thi công ở bước sau và nó sẽ là cơ sở để đặt giá thầu chính thức. Đặt giá thầu cao tạo "bàn thắng" cho các nhóm lợi ích xâu xé rút ruột tài sản của nhân dân, của nhà nước và của cổ đông tư nhân".
Giá dự toán cao cũng làm cơ sở để các loại chi phí tư vấn đầu tư, chi phí quản lý dự án cao ngất ngưởng, hơn 20 tỷ cho các loại phí tư vấn này (phí tư vấn quản lý do CMB lập và được HĐQT CQN chấp nhận, trong đó, 15 tỷ là phí tư vấn và 5 tỷ là phí quản lý), chiếm gần 10% so với suất đầu tư thực tế mà tư nhân thực hiện.
VAFI cũng tìm hiểu trong giới thầu tư vấn thì biết rằng, "tổng chi phí tư vấn thực tế (do khu vực DN tư nhân tiến hành) không phải trên 15 tỷ như CMB tính toán mà thực tế chỉ bằng ½, thậm chí giảm hơn trong bối cảnh hiện nay". (Xem thêm)
Ban Quản lý Dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, hiện 23 chuyên gia người Trung Quốc làm việc tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã bắt đầu trở lại làm việc sau khi hết thời hạn cách ly. Tất cả các chuyên gia này đều được xác định âm tính với virus SARS-CoV-2.
Mặc dù vậy, theo Ban Quản lý Dự án đường sắt, đây chưa phải là toàn bộ các chuyên gia Trung Quốc đang làm việc tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trong khi đó, để chạy thử được toàn hệ thống của dự án này cần phải có tất cả nhân sự người Trung Quốc và của tư vấn thẩm định của Pháp.
Trong khi đó, các chuyên gia tư vấn Pháp hiện vẫn chưa có thời gian cụ thể khi nào sẽ trở lại Việt Nam do diễn biến dịch bệnh tại một số quốc gia đang có dấu hiệu phức tạp trở lại.
Do thiếu các chuyên gia này, Ban quản lý dự án đường sắt cho biết chưa dự kiến được khi nào sẽ chính thức chạy thử toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Trước đó như VietnamFinance đã thông tin, trong văn bản mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thiện và đưa vào khai thác các dự án giao thông trọng điểm trong năm 2020 (trong đó có tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông), báo cáo Chính phủ đầy đủ những vướng mắc của các dự án này, trình Quốc hội để có hướng xử lý. (Xem thêm)
(VNF) - Nhiều dự án ở Đà Nẵng sau thời gian bỏ hoang đã khởi động trở lại được kỳ vọng sẽ góp phần để thị trường nhà đất thêm sôi động
(VNF) - Vài năm trở lại đây, đi cùng với sự khan hiếm của nguồn cung và "cơn sóng thần" của giá nhà, phân khúc nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM đã gần như "biến mất". Điều này khiến giấc mơ an cư của người thu nhập trung bình và thấp ngày càng xa vời.
(VNF) - UBND tỉnh Hải Dương quyết định lựa chọn hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Xây dựng khu nhà ở thuộc khu vực trung tâm phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương.
(VNF) - Bộ Xây dựng đề xuất tăng định mức lợi nhuận tối đa cho các chủ đầu tư làm nhà ở xã hội từ 10% lên 13%. Ngoài ra, Bộ này cũng đề xuất địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư dự án nhà xã hội.
(VNF) - Huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với 15 thửa đất tại điểm X1, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, với mức trúng cao nhất hơn 77,6 triệu đồng/m2.
(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) chính thức công bố trúng thầu và khởi công gói thầu HCMVNU-CW-01 - Xây dựng các khối nhà YB1, YB2, YB3 và hạ tầng cảnh quan - thuộc Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia TP. HCM (VUDP-HCM), có giá trị gần 500 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) làm chủ đầu tư.
(VNF) - Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng vốn đầu tư 11.500 tỷ đồng, có Công viên chuyên đề rộng 16,5ha được xem là điểm đến hấp dẫn bậc nhất tại Đà Nẵng, chính thức khởi động sau nhiều năm được chấp thuận chủ trương đầu tư.
(VNF) - Thấp tầng đang là phân khúc được hấp thụ khá mạnh trên thị trường bất động sản miền Bắc. Nhưng sự ưa chuộng đối với loại sản phẩm có giá trị cao này không phải mới chỉ bắt đầu, càng không đến một cách tự nhiên.
(VNF) - Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đang mời gọi các nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Đông Bắc Sân bay, Khu kinh tế Vân Đồn.
(VNF) - Phiên đấu giá 23 lô đất tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, vừa ghi nhận lô đất được trả giá cao nhất lên đến 93,4 triệu đồng/m2, cao gấp 5 lần giá khởi điểm.
(VNF) - Sáng 20/3 tại TP Phủ Lý, Hà Nam, Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam đã tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội (NOXH) trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
(VNF) - Đây là khu đất B2-CC3 sẽ triển khai dự án CMC Creative Space Hanoi có tổng vốn đầu tư khoảng 1.789 tỷ đồng.
(VNF) - Loạt dự án dính “đại án” ở Đà Nẵng được Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sẽ hoàn thành việc rà soát hồ sơ pháp lý trong tháng 4/2025.
(VNF) - Tỉnh Hoà Bình đang kêu gọi đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái Phú Minh tại xóm Vật Lại, xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình.
(VNF) - Thị trường đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam có những diễn biến tích cực khi thị trường chung đang ấm dần lên cùng với những thông tin về việc sáp nhập, đặc biệt là khu vực vùng ven.
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Bách Đạt An tập trung tối đa nhân lực, nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đưa vào sử dụng đảm bảo tiến độ đến tháng 12/2025.
(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(VNF) - Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn địa ốc Kim Oanh vừa có đề xuất đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh này.
(VNF) - Khu đất A2-4 và A2-5 cho thuê để làm chợ đêm Sơn Trà nằm ngay đường dẫn lên cầu Rồng có diện tích hơn 3.800m2.
(VNF) - Ngày 5/12/2024, dự án nhà ở xã hội N01 Hạ Đình chính thức được khởi công, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân Thủ đô. Dự án được kỳ vọng mang đến những căn hộ chất lượng với mức giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu an cư của nhiều người dân có thu nhập thấp và trung bình.
(VNF) - UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị Hồng Tiến (khu nhà ở đường 47m) với tổng vốn đầu tư lên đến 1.660 tỷ đồng theo phương thức đấu thầu.
(VNF) - Sở Xây dựng Hà Nội mới đây đã kiến nghị Công an thành phố xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách nhà ở xã hội để thu tiền hoặc đặt cọc trái quy định.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa ký kết khoản vay liên kết bền vững (SLL) trị giá 150 triệu USD với Công ty Cổ phần Vinschool (công ty con của Tập đoàn Vingroup).
(VNF) - Dự án TIG Tower là toà tháp văn phòng, căn hộ khách sạn cao 29 tầng, nằm trên trục đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
(VNF) - Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản miền Bắc ghi nhận sự dịch chuyển đáng chú ý của dòng tiền đầu tư, từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận.
(VNF) - Nhiều dự án ở Đà Nẵng sau thời gian bỏ hoang đã khởi động trở lại được kỳ vọng sẽ góp phần để thị trường nhà đất thêm sôi động
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.