Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trả lời VietnamFinance, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết: "Bắt đầu từ cuối tháng 7/2020, chúng tôi sẽ chính thức tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Hiện tại, Tổng Cục ĐBVN đã có thông báo về lộ trình cấm các phương tiện qua cầu".
Về phương án sữa chữa bề mặt cầu, ông Huyện cho hay đây là vấn đề khá phức tạp mà nhiều năm qua vẫn chưa sửa chữa dứt điểm được. Suốt 2 năm qua, Tổng cục đã nghiên cứu phương án sửa chữa cầu Thăng Long trên cơ sở tiếp thu công nghệ của nhiều nước đã áp dụng.
"Dự kiến, nhà thầu sẽ cào bóc sạch lớp bêtông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép, sau đó, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép. Lắp đặt lưới thép và đổ một lớp bêtông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao. Sau đó, các đơn vị sẽ thi công lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và êm thuận", ông Huyện nói.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Huyện, "trong lần sửa chữa này, Tổng cục cũng sẽ sửa các khe co giãn đã hư hỏng để khi sửa xong sẽ tăng cường lực. Ngoài ra, Tổng cục cũng sẽ thuê chuyên gia nước ngoài cùng chuyên gia Việt Nam giám sát quá trình thi công".
Ngoài ra, Tổng cục đã đề xuất Bộ GTVT cho phép lắp đặt hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe cố định, tự động để kiểm soát xe quá tải qua cầu Thăng Long.
"Có thể lắp đặt ở đầu cầu phía Bắc hoặc phía Nam, sẽ có 4 bộ cân được lắp đặt, mỗi chiều đường lắp đặt 2 bộ để kiểm soát 100% xe chở quá tải qua cầu Thăng Long", ông Huyện nói. (Xem thêm)
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến Mỹ An – Cao Lãnh sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF).
Theo đó, đoạn tuyến thuộc phạm vi dự án có chiều dài khoảng 26,16 km, điểm đầu: kết nối với tuyến N2 tại lý trình Km 96+875 (lý trình tuyến N2), gần mố A2 cầu Kênh Giữa 1 của tuyến N2 (Long An) và điểm cuối tiếp giáp với điểm đầu của dự án xây dựng cầu Cao Lãnh.
Dự án sẽ đầu tư xây dựng mới tuyến đường đạt quy mô đường cấp III đồng bằng, 4 làn xe có tiêu chuẩn hình học phù hợp với quy mô phân kỳ đường cao tốc.
Bộ GTVT cho biết tổng mức đầu tư dự án được lập trên cơ sở cập nhật lại báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) được thẩm định năm 2011 với kinh phí khoảng 4.524,54 tỷ đồng, tương đương 194,55 triệu USD.
Dự án dự kiến vốn vay ODA của EDCF 3.829 tỷ đồng, tương đương 164,64 triệu USD cho các hạng mục: chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật giám sát và chi phí dự phòng; nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 695,54 tỷ đồng, tương đương 29,91 triệu USD cho các hạng mục: thuế giá trị gia tăng (phần chi phí xây lắp, thiết bị; thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công và chi phí dự phòng), chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.
Thời gian thực hiện dự án khoảng 4 năm sau khi hiệp định vay cho dự án có hiệu lực (dự kiến từ năm 2021 đến năm 2024). (Xem thêm)
Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM đang nghiên cứu đầu tư tuyến đường trên cao dài 14 km, theo hình thức đối tác công tư cùng tổng vốn đầu tư khoảng 24.500 tỷ đồng.
Đây là nội dung trong thông tin Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (mã: CII) vừa gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM.
Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 14 km, với điểm đầu tại đường Trường Chinh, quận Tân Bình và kết thúc tại đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh.
Bốn nút giao trên tuyến này dự kiến đặt tại vòng xoay Lăng Cha Cả, Võ Văn Kiệt, quận 4 và quận 8.
Về kế hoạch nghiên cứu dự án này, ban lãnh đạo CII lý giải, hiện TP. HCM mới chỉ đầu tư các tuyến metro mà chưa có dự án đường bộ trên cao, vốn là một trong các hình thức hạ tầng giao thông tiêu biểu trên thế giới.
“Công ty luôn mong đóng góp vào việc phát triển hạ tầng đô thị tại TP. HCM, đặc biêt là phát triển các mô hình hạ tầng mới”, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII viết trong văn bản gửi đi chiều 29/6 và cho biết, sau khi hoàn tất nghiên cứu, CII sẽ đệ trình các cơ quan có thẩm quyền liên quan để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). (Xem thêm)
Mới đây, TP Hà Nội đã công bố một số hình ảnh về dự án kết nối 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên, tuy nhiên đây chỉ mới là phương án kiến trúc đang được nghiên cứu.
Năm 2017, tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội từng thông tin về dự án cầu/hầm Trần Hưng Đạo.
Theo quy hoạch, dự án này có quy mô dài 3km, rộng 20m và có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng được thực hiện theo hình thức PPP, BT.
Tại thời điểm đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết thành phố đang xem xét 2 phương án xây dựng cầu hoặc hầm Trần Hưng Đạo qua sông Hồng. Còn về nguồn ngân sách xây dựng, thời gian khởi công, dự kiến hoàn thành và phương án thi công thiết kế không có cơ quan nào của Hà Nội thông tin cụ thể.
Do đó, việc TP. Hà Nội sẽ xây cầu Trần Hưng Đạo hay xây dựng hầm chui qua sông Hồng vẫn còn là một... ẩn số.
Tuy nhiên, mới đây, TP Hà Nội đã tiết lộ một số thông tin và hình ảnh về dự án kết nối 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Cụ thể, công trình giao thông này là cầu Trần Hưng Đạo có vị trí nằm giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy.
Đơn vị nghiên cứu dự án là Công ty Cổ phần Him Lam và Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải Tedi.
Cầu có điểm đầu tại ngã 5 phố Trần Hưng Đạo giao với phố Lê Thánh Tông - Trần Thánh Tông, Hàn Thuyên, Tăng Bạt Hổ, vượt qua sông Hồng kết nối với đường Cổ Linh, tuyến đường quy hoạch dọc phía Tây sân bay Gia Lâm đến điểm cuối giao với đường Nguyễn Văn Linh.
Dự án có tổng chiều dài khoảng 6km, trong đó, chiều dài của cầu khoảng 2,3km, đường dẫn phía Nam khoảng 0,4km, đường dẫn và kết nối giao thông phía Bắc khoảng 3,3km.
Cầu Trần Hưng Đạo sau khi xây dựng xong sẽ góp phần giảm tải đáng kể lưu lượng giao thông giữa 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên, vốn trước đây chỉ có 2 cây cầu chính đảm nhiệm là cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. (Xem thêm)
Theo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, điểm nghẽn cuối cùng về mặt bằng thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài khoảng 300m, thuộc gói thầu số 2 đã được giải quyết. Đoạn này liên quan đến trường hợp của một hộ dân ở xã Triệu Thượng (Triệu Phong, Quảng Trị), diện tích đất này nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn quản lý, hộ dân trên đang trồng cây trên đất.
Sau quá trình thuyết phục, vận động, người dân đã đồng thuận nhận bồi thường hỗ trợ và đang chặt cây để bàn giao mặt bằng cho dự án. Toàn bộ mặt bằng tuyến với chiều dài 37,3 km đã được bàn giao cho Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và các đơn vị thi công.
Kinh phí giải ngân đến thời điểm hiện tại là 92,9 tỷ đồng, nhu cầu vốn để giải phóng mặt bằng cho toàn tuyến khoảng 105 tỷ đồng, thấp hơn so với kinh phí giải phóng mặt bằng được phê duyệt là hơn 114 tỷ đồng.
Được biết, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài 98,35 km, đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3 km, được Thủ tướng Chính phủ phát lệnh khởi công vào tháng 9/2019. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.669 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Đến nay, toàn bộ 11 gói thầu xây lắp thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đã triển khai thi công đồng loạt. Trong đó, 2 gói thầu (XL1 và XL2) đã triển khai thi công từ tháng 9/2019; 3 gói có quyết định trúng thầu cuối năm 2019, các gói còn lại có quyết định trúng thầu cuối tháng 4/2020, hiện đang thi công đào, đắp nền đường, đúc cấu kiện. Đến nay, sản lượng thi công toàn dự án được khoảng 17%. (Xem thêm)
Ngày 3/7, Bộ Công an cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tiến hành điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Ban quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan.
Ngày 29/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 9 bị can về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, các bị can gồm: Nguyễn Mạnh Cường, nguyên Phó giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu xây lắp số 1 (thuộc Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi); Trần Năng Hà, nguyên Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 2; Chu Tuệ Minh, nguyên Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 2; Vũ Dũng, nguyên Giám đốc Ban điều hành nội bộ gói thầu số 4; Đỗ Tấn Nam, nguyên Giám đốc Ban điều hành nội bộ gói thầu số 4; Nguyễn Văn Cảnh, nguyên Giám đốc chất lượng gói thầu số 4; Lương Chung Dũng, nguyên Chỉ huy trưởng gói thầu số 5; Lương Văn Tiến, nguyên Chỉ huy trưởng gói thầu số 6; Nguyễn Hồng Phước, nguyên Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 7.
Các đối tượng nêu trên đã có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng trong quá trình thi công, nghiệm thu công trình Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dẫn đến đưa công trình không đảm bảo chất lượng vào khai thác sử dụng, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho Nhà nước.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt, triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo Luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.