'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật cho biết 2 dự án cao tốc thực hiện theo mô hình PPP là quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu sau 1 năm đấu thầu vẫn không tìm được nhà đầu tư. Trong điều kiện này, 2 dự án trọng điểm trên hoàn toàn có thể chuyển sang đầu tư công.
Về nguồn vốn đầu tư, hai dự án QL45 - Nghi Sơn (tổng mức đầu tư 5.201 tỷ đồng) và Nghi Sơn - Diễn Châu (tổng mức đầu tư 7.300 tỷ đồng) khi chuyển sang đầu tư công sẽ sử dụng nguồn vốn Nhà nước đã được Quốc hội thông qua chủ trương bố trí cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 tại Nghị quyết 52/2017 và Nghị quyết 117/2020.
Cụ thể, tổng nguồn vốn Nhà nước đã được Quốc hội thông qua chủ trương bố trí cho dự án cao tốc Bắc - Nam là 78.461 tỷ đồng gồm: 55.000 tỷ đồng (Nghị quyết 52/2017) và 23.461 tỷ đồng (Nghị quyết 117/2020).
Kết quả rà soát, cập nhật tổng mức đầu tư toàn bộ 11 dự án thành phần đến thời điểm hiện nay là 89.201 tỷ đồng gồm: Nguồn vốn Nhà nước (77.940 tỷ đồng) và nguồn vốn nhà đầu tư huy động để triển khai 3 dự án thành phần tiếp tục đầu tư theo phương thức PPP (11.261 tỷ đồng). (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, khối lượng xây lắp và thiết bị của dự án đã cơ bản hoàn thành (đã nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị, trong đó ghi nhận một số tồn tại để khắc phục hoàn thiện).
Nhiệm vụ chính hiện nay là hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu các hạng mục công trình thành phần, thanh quyết toán, vận hành thử toàn hệ thống, đồng thời tiếp tục thực hiện đánh giá an toàn hệ thống của tư vấn trong quá trình vận hành thử toàn hệ thống trước khi Hội đồng nghiệm thu nhà nước kiểm tra có ý kiến nghiệm thu theo quy định.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương yêu cầu tổng thầu, tư vấn huy động đủ chuyên gia theo đúng kế hoạch để hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Hiện Chính phủ đã có chính sách cho phép các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong quá trình thực hiện phải tuân thủ đúng quy định về bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh.
"Các cơ quan không được lấy lý do vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 để trì hoãn, chậm đưa dự án vào hoạt động. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã hứa tổ chức thực hiện tổng thể thông xe an toàn trước tháng 1/2021", Thủ tướng nhấn mạnh. (Xem thêm)
Ngày 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ việc thu phí không dừng góp phần bảo đảm minh bạch, quản lý tốt doanh thu. Đến nay, cơ bản các trạm BOT đã lắp đặt thu phí không dừng, chỉ còn lại một số trạm chưa lắp đặt. Do đó, cần cố gắng hơn nữa mặc dù có những khó khăn khách quan.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các nhà đầu tư dự án thu phí tự động quyết liệt đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị thu phí tại các trạm theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến 31/12/2020 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư BOT khẩn trương phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng để lắp đặt thiết bị thu phí tự động. Trường hợp đến 31/12/2020 mà chưa vận hành trạm thu phí tự động thì Bộ Giao thông Vận tải quyết định dừng hoạt động thu phí theo đúng quy định của pháp luật.
Với các trạm BOT dự kiến chưa thực hiện thu phí không dừng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá chặt chẽ, toàn diện, đề xuất giải pháp, trong đó làm rõ căn cứ pháp lý, thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (Xem thêm)
Tại hội thảo “Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam” diễn ra ngày 26/11, bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet đề xuất tới Bộ GTVT và các đơn vị liên quan kiến nghị tới Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại hỗ trợ hãng vay 4.000 tỷ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3-5 năm. Sau đó, Vietjet sẽ bắt đầu trả nợ và lãi kể từ 2023-2025.
Với Bamboo Airways, ông Nguyễn Khắc Hải, Phó Tổng giám đốc cho biết: Bamboo Airways mong muốn Quốc hội và Chính phủ xem xét có gói tài chính hỗ trợ cho các hãng hàng không tư nhân như đã phê duyệt cho Vietnam Airlines.
Bên cạnh đó, đại diện cả 3 hãng hàng không cùng chung quan điểm kiến nghị giảm 50% phí cất hạ cánh, giá dịch vụ bay giảm thuế môi trường; mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế ở một số nước đã kiểm dịch tốt; không cấp phép bay cho các hãng hàng không cho tới năm 2024 (chỉ cấp phép hãng bay khi tự chủ nguồn lực, có kế hoạch bay và tiềm lực tài chính rõ ràng); Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho vay lãi suất 0% để trả lương cán bộ, công nhân viên... (Xem thêm)
Đoạn cao tốc Cà Mau - Bạc Liêu có chiều dài tuyến 46km và được tách thành 2 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 1 sẽ đầu tư công các cầu lớn và nút giao thông, tổng mức đầu tư 2.730 tỷ đồng; dự án thành phần 2 đầu tư PPP khoảng 44km cao tốc, tổng mức đầu tư 8.730 tỷ đồng.
UBND tỉnh Cà Mau cho biết Tập đoàn Đèo Cả đã cùng tham gia nghiên cứu, đề xuất các phương án đầu tư và đã thống nhất với tỉnh đề xuất đầu tư đoạn Bạc Liêu - Cà Mau theo hình thức BOT kết hợp với đầu tư công.
Theo đó, đoạn cao tốc Cà Mau - Bạc Liêu có chiều dài tuyến 46km, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025 có tổng mức đầu tư 11.456 tỷ đồng.
Phương thức đầu tư tách dự án gồm 2 dự án thành phần. Cụ thể, dự án thành phần 1 đầu tư công các cầu lớn và nút giao thông, tổng mức đầu tư 2.730 tỷ đồng; dự án thành phần 2 đầu tư PPP khoảng 44km cao tốc, tổng mức đầu tư 8.730 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% - vốn BOT 50%.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho biết đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu để thống nhất về phương án tuyến, thống nhất việc thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc và thống nhất việc ứng trước ngân sách địa phương để thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng.
Mặt khác, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có công văn trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đoạn Bạc Liêu - Cà Mau với phương án đầu tư theo hình thức BOT kết hợp đầu tư công.
Thời gian hoàn vốn khoảng 15 năm 5 tháng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 – 2024. Tỉnh Cà Mau cũng trình Thủ tướng giao cho UBND tỉnh này làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án.
Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Đèo Cả làm việc với các bộ, ngành để xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với tỉnh Bạc Liêu trong việc xúc tiến triển khai các bước tiếp theo nhằm mục tiêu sớm triển khai hoàn thành dự án. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.