Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết đơn vị này vừa tổ chức trao gói thầu xây lắp số 2-XL thi công xây dựng đoạn Km16+400-Km47+672 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, đoạn đoạn Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo đó, đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4. Giá trị gói thầu là 1.910 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong vòng 720 ngày.
Theo đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long, gói thầu số 2-XL là gói thầu cuối cùng trong 4 gói thầu xây lắp (1-XL, 2-XL, 3-XL, 4-XL) của dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu để tổ chức triển khai thi công.
Trước đó, gói thầu 3-XL đã lựa chọn xong nhà thầu và tổ chức triển khai thi công từ 30/9/2020; 2 gói thầu 1-XL và 4-XL cũng đã được tổ chức triển khai thi công từ 16/11/2020. (Xem chi tiết)
Báo cáo tại đại hội cổ đông bất thường sáng 29/12, ông Đặng Ngọc Hoà, Chủ tịch Vietnam Airlines, cho biết đến cuối tháng 12/2020, doanh thu hợp nhất của hãng ước đạt 42.523 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ ước đạt 32.983 tỷ đồng, đều vượt so với kế hoạch, lần lượt là 1.937 tỷ đồng (tương đương 4,8%) và 448 tỷ đồng (tương đương 1,4%).
Số lỗ hợp nhất dự kiến của Vietnam Airlines ở mức 14.445 tỷ đồng, trong đó số lỗ của công ty mẹ dự kiến ở mức hơn 12.000 tỷ đồng, ít hơn khoảng 2.420 tỷ đồng so với kế hoạch. Mức lỗ này sẽ giảm thêm khoảng 2.858 tỷ đồng khi hoàn thành tất cả các thủ tục điều chỉnh khấu hao, phân bố chi phí sửa chữa, bảo dưỡng theo chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.
Trong năm 2020, Vietnam Airlines khai thác khoảng 96.500 chuyến bay, giảm hơn 48% so với năm ngoái vì Covid-19. Sản lượng hành khách của hãng cũng ước đạt 14,23 triệu lượt, hàng hóa khoảng gần 195.000 tấn, giảm lần lượt 51% và 47% so với năm 2019. (Xem chi tiết)
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ khởi công giai đoạn 1 vào ngày 5/1/2021.
Trước đó, vào giữa tháng 11/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 1777/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với mục tiêu đầu tư xây dựng Cảng này đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Long Thành là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng Cảng Long Thành giai đoạn 1 có 1 đường cất hạ cánh có chiều dài 4.000m, chiều rộng 75m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại tàu bay hoạt động; 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm với tổng diện tích sàn 373.000m2; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là 109.111,7 tỷ đồng (tương đương 4.664,89 triệu USD). Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2020 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.
Tại quyết định, dự án được phân chia thành 4 dự án thành phần bao gồm dự án thành phần 1 - các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước; dự án thành phần 2 - các công trình phục vụ quản lý bay; dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng hàng không; dự án thành phần 4 - các công trình khác. (Xem chi tiết)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc đầu tư tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Theo đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm khả thi, hiệu quả.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tuyến đường cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 69km, tổng mức đầu tư khoảng 24.150 tỷ đồng và thực hiện trong giai đoạn trước năm 2030.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh, tuyến cao tốc Chơn Thành – TP. HCM thuộc giai đoạn 3 trong kế hoạch phân kỳ đầu tư sau năm 2020 với quy mô 6 làn cao tốc nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch. (Xem chi tiết)
Theo Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng giao thông Cửu Long (Bộ Giao thông vận tải), dự án tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ được khởi công xây dựng vào ngày 4/1/2021.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có chiều dài là 22,97km, chạy qua địa phận các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, sau đó nối vào cầu Cần Thơ 2 (là một dự án độc lập) vượt sông Hậu sang địa phận thành phố Cần Thơ.
Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công, có tổng mức đầu tư là hơn 4.820 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 932 tỷ đồng (thực hiện hạng mục giải phóng mặt bằng) và phần còn lại thuộc nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được thiết kế với vận tốc 100km/h cho giai đoạn xây dựng hoàn chỉnh với 6 làn xe với bề rộng nền đường là 32,25m. Giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, bề rộng cầu 17,5m, vận tốc 80km/h.
Dự án sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2022, đưa vào khai thác toàn bộ dự án giai đoạn 1 trong năm 2023. (Xem chi tiết)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.