Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa hoàn tất việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu xây lắp tại 12 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, trong số gần 20 gói thầu xây lắp tại 12 dự án thành phần, gói thầu xây lắp (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) tại dự án Cần Thơ – Hậu Giang là gói thầu xây lắp có giá trị lớn nhất (7.966 tỷ đồng). Đây cũng là gói thầu xây lắp duy nhất tại dự án này.
Gói thầu thi công xây dựng công trình (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) tại dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi cũng có giá trị hơn 6.045 tỷ đồng. Dự án này cũng chỉ có duy nhất 1 gói thầu xây lắp.
Dự án Hàm Nghi - Vũng Áng được chia làm 2 gói thầu xây lắp, với trị giá lần lượt là 4.456,167 tỷ đồng và 3.304,44 tỷ đồng; dự án Vũng Áng – Bùng cũng được chia làm 2 gói thầu xây lắp, với trị giá 5.300 tỷ đồng và 5.400 tỷ đồng.
Dự án Bùng – Vạn Ninh được làm 2 gói thầu xây lắp với trị trị giá 3.939 tỷ đồng và 3.501 tỷ đồng; dự án Vạn Ninh - Cam Lộ được chia làm 2 gói thầu xây lắp trị giá 3.361 tỷ đồng và 3.480 tỷ đồng.
Dự án Quảng Ngãi – Hoài Nhơn thì được chia làm 3 gói thầu xây lắp với trị giá lần lượt là 3.800 tỷ đồng, 4.500 tỷ đồng và 6.400 tỷ đồng; dự án Hoài Nhơn - Quy Nhơn được chia làm 2 gói thầu xây lắp trị giá 3.027 tỷ đồng và 6.140 tỷ đồng.
Dự án Quy Nhơn - Chí Thạnh được chia làm 3 gói thầu xây lắp với trị giá 3.690 tỷ đồng, 3.055 tỷ đồng và 6.241 tỷ đồng; dự án Chí Thạnh - Vân Phong được chia làm 2 gói thầu xây lắp với trị giá 4.393 tỷ đồng và 4.440 tỷ đồng.
Dự án Vân Phong - Nha Trang được chia làm 2 gói thầu xây lắp với trị giá lần lượt là 5.365 tỷ đồng và 3.549 tỷ đồng; dự án Hậu Giang – Cà Mau được chia làm 3 gói thầu xây lắp, với trị giá 7.256 tỷ đồng. 3.835 tỷ đồng và 3.334 tỷ đồng.
Phương thức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu này được áp dụng theo hình thức chỉ định thầu, thời gian thực hiện trong 1.020 ngày. Sau khi Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt kế hoạch đấu thầu, các chủ đầu tư sẽ tiến hành đăng tải thông tin đấu thầu theo quy định.
Trong quá trình đăng tải thông tin, các chủ đầu tư sẽ đồng thời thực hiện thủ tục phê duyệt hồ sơ yêu cầu, gửi thư mời nhà thầu, mỗi gói thầu mời một nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu độc lập, trên cơ sở chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Sau khoảng 10 ngày, nhà thầu được lựa chọn sẽ nộp lại hồ sơ. Chủ đầu tư sẽ đánh giá năng lực của nhà thầu. Nếu nhà thầu đáp ứng năng lực thì lựa chọn, nếu chưa đáp ứng năng lực thì tiếp tục đưa hồ sơ yêu cầu cho một nhà thầu khác.
Theo quyết định được phê duyệt, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ được đầu tư với tổng chiều dài 723,7km tuyến chính. Dự án gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (260,9km), Quảng Ngãi - Nha Trang (352,06km) và Cần Thơ - Cà Mau (110,9km). Sơ bộ tổng mức đầu tư toàn dự án là khoảng hơn 146.985 tỷ đồng.
Theo phương án được duyệt, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 sẽ được giải phóng mặt bằng quy mô 6 làn xe. Riêng đoạn Cần Thơ - Cà Mau, giải phóng mặt bằng quy mô 4 làn xe theo quy hoạch. Tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án khoảng hơn 5.400ha.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.