Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
UBND thành phố Hà Nội vừa qua đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố.
Theo UBND thành phố, trong thời gian qua, số lượng các vụ cháy, nổ trên địa bàn Hà Nội không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân và trật tự an toàn xã hội. Đối với các công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn, UBND thành phố đã có văn bản đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục các vi phạm quy định về PCCC đối với các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động gửi Bộ Công an và Bộ Xây dựng.
Bên cạnh đó, thành phố cũng ban hành kế hoạch về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động. Đồng thời ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, hiện nay qua công tác thống kê, báo cáo của Công an thành phố, việc triển khai thực hiện của các đơn vị và đặc biệt là các chủ đầu tư công trình vi phạm còn chậm trễ, chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân do ý thức chấp hành quy định pháp luật về PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa cao; công tác quản lý nhà nước về PCCC còn những hạn chế nhất định; vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, trật tự đô thị chưa quyết liệt, thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu “buông lỏng” trong quản lý; cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC và CNCH.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 của HĐND thành phố quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực (thay thế Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND thành phố).
Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm đang tồn tại chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động; kịp thời nắm bắt và tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC trong quá trình thi công đối với các công trình xây dựng mới theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; kiến nghị, yêu cầu, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC trong quá trình triển khai thị công xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi có văn bản góp ý về giải pháp, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; chỉ nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của Cơ quan Cảnh sát PCCC.
Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã trong việc xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) và các công trình có vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.
Trong khi đó, Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát thống kê danh sách các trường hợp người sử dụng đất đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Được biết, tính đến tháng 6/2022, trên địa bàn thành phố còn 130.000 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, trong đó có 8.546 cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị của thành phố đã kiểm tra 19.000 cơ sở, ra quyết định xử phạt 930 cơ sở, với số tiền 8,6 tỷ đồng.
Qua rà soát, Hà Nội ghi nhận 2.921 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đưa vào hoạt động với tổng cộng 9.466 lỗi. Các đơn vị chức năng đã xử phạt 399 cơ sở vi phạm với số tiền 1,2 tỷ đồng, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động 541 cơ sở. Hà Nội hiện đã giao các quận, huyện yêu cầu tất cả các chủ đầu tư cam kết khắc phục vi phạm.
Hà Nội hiện quản lý 3.482 trụ nước chữa cháy, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Ngoài ra còn có 722 trụ nước chữa cháy của các khu đô thị, khu công nghiệp. Qua điều tra cho thấy, trên địa bàn thành phố cần lắp đặt bổ sung 6.882 trụ nước chữa cháy, 343 bể nước.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.