'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quyết định khó hiểu ngày cận tết
Đúng 7h sáng ngày 15/01/2020 (tức ngày 21 tháng Chạp) lực lượng liên ngành phường Phú Lương, quận Hà Đông đã tiến hành cưỡng chế, phá dỡ Công viên nước Thanh Hà – một công viên lớn được mệnh danh là “Disneyland của Việt Nam", có mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Trước đó, chủ đầu tư của dự án đã nhận được công văn của UBND quận Hà Đông và UBND phường Phú Lương về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với lô đất A2.2 CCĐT01.
Chủ đầu tư, Công ty cổ phần Cenco 5 Land đã có văn bản xin thêm thời hạn để tự tháo dỡ và di rời. Lý do mà doanh nghiệp đưa ra là khối lượng tài sản khá lớn, các hạng mục tháo dỡ phức tạp, khối lượng công việc quá nhiều, các công đoạn tháo dỡ cần đảm bảo an toàn, nguyên vẹn cho các thiết bị, tài sản bên trong.
Hơn nữa, thời điểm mà chính quyền quận Hà Đông yêu cầu thực hiện rất cận kề tết Nguyên đán nên chủ đầu tư không thể đáp ứng được vậy. Công văn yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ trong vòng 15 ngày là một nhiệm vụ “bất khả thi” đối với đơn vị này.
Khi chủ đầu tư chưa thực hiện được việc tháo dỡ các hạng mục xây dựng công viên nước Thanh Hà thì UBND quận Hà Đông đã giao cho UBND phường Phú Lương “ra quân” thi hành biện pháp cưỡng chế. Lực lượng cưỡng chế khoảng 100 người cùng các thiết bị cơ giới đã thực hiện quyết định cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công viên nước Thanh Hà.
Vội vàng…
Chỉ trong vòng 2 ngày toàn bộ công viên nước Thanh Hà vốn đẹp đẽ, hiện đại này đã bị san phẳng. Khi nhìn vào hiện trường vụ cưỡng chế này, ai cũng thấy xót xa bởi hàng trăm tỷ đồng đã trở thành đống gạch vụ và một câu hỏi đặt ra là có sự vội vã trong quyết định của chính quyền địa phương hay không?
KĐT Thanh Hà được biết đến là một khu đô thị xanh – văn minh – an lành. Hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư để xây dựng một không gian sống xanh với hơn 30 ha là hồ điều hòa, hàng trăm héc ta công viên cây xanh và nhiều tiện ích công cộng.
Việc đập bỏ hoàn toàn một khu vui chơi lớn, một tiện ích đáng kể như công viên nước Thanh Hà quả thực là một sự “xót xa” không chỉ cho chủ đầu tư, mà còn gây ra sự nuối tiếc cho người dân. Khi chứng kiến sự hoang tàn sau vụ cưỡng chế, những người dân đi qua đây không khỏi ngỡ ngàng với một câu hỏi, tại sao lại phá dỡ một công viên đẹp đẽ, hiện đại như vậy.
Trên mạng xã hội Facebook cư dân Khu đô thị Thanh Hà đã thẳng thắn chia sẻ nỗi bức xúc này bằng rất nhiều dòng cảm xúc đầy tiếc nuối. Có ý kiến cho rằng công trình này không làm ảnh hưởng đến mật độ, mỹ quan của thành phố, là một tiện ích đáng mơ ước của bao khu đô thị cớ sao lại đập bỏ, hơn nữa đó lại là khu vui chơi cho trẻ em xây dựng trên đất dự án phục vụ dân sinh thì lại càng phải ưu tiên cấp phép cho họ.
Cũng có ý kiến cho rằng không thiếu cách xử lý trong trường hợp này, vừa đảm bảo kỉ cương phép nước vừa tránh lãng phí tài sản doanh nghiệp và xã hội thay vì đập phá toàn bộ công trình công viên có mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra, cũng có rất nhiều câu hỏi mà người dân muốn đặt ra cho chính quyền địa phương về sự buông lỏng quản lý cũng như thiếu kiên quyết trong việc xử lý sai phạm gây tổn thất nghiêm trọng.
Trên địa bàn Hà Nội không thiếu công trình vi phạm trật tự xây dựng, thậm chí các vấn đề đó cũng không ít lần được đưa lên nghị trường Quốc hội. Sai phạm đương nhiên là phải xử lý, tuy nhiên cần cân nhắc thậm chí nghiên cữu kỹ giữa được và mất nhằm đưa ra phương pháp thấu tình đạt lý nhất, vì dẫu có sai thì đây vẫn là tài sản của xã hội, là tiền của, công sức của doanh nghiệp, là quyền lợi của người dân.
Thực tế, tại nhiều địa phương, việc xã hội hóa điểm vui chơi giải trí đã được thực hiện và đem lại hiệu quả khá khả quan. Chẳng hạn ở Hải Phòng, với khu giải trí New Space bên hồ An Biên hoặc ở Đà Nẵng có gia đình ông Võ Thành Trung đang sở hữu 5 điểm vui chơi đối với cả trẻ em và người lớn.
Đó là một chủ trương đúng đắn, tận dụng được mọi nguồn lực của xã hội. Ngay trên địa bàn quận Hà Đông cũng có tới 2 công trình với tính chất xã hội hóa là Công viên 365 và công viên nước Thanh Hà. Công viên nước Thanh Hà chỉ trong vòng 9 tháng đã đưa vào hoạt động, thì Công viên 365 đã hơn 10 năm vẫn dậm chân tại chỗ (được biết, đây là một công viên có diện tích 100ha ở vị trí trung tâm quận Hà Đông, đã được giải phóng mặt bằng từ trước năm 2008).
Trên địa bàn quận Hà Đông cùng các khu vực lận cận, không gian xanh quá ít ỏi so với mật độ dân số khổng lồ. Sự xuất hiện của công viên nước Thanh Hà như một dòng nước mát giải nhiệt cho hàng vạn người dân phía Tây Thủ đô. Việc “khai tử” hoàn toàn công viên nước Thanh Hà thực sự không chỉ còn là tổn thất của doanh nghiệp mà là tổn thất tài sản xã hội không hề nhỏ.
Hình ảnh công viên nước Thanh Hà sau khi bị cưỡng chế, phá dỡ
Các hạng mục đầu tư có trị hàng hàng trăm tỷ trở thành phế liệu và rác thải, một thiệt hại không hề nhỏ cho xã hội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.