Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đó, UBND quận Ba Đình cho biết, đã ban hành Kế hoạch tổ chức cưỡng chế để xử lý giai đoạn 2 công trình sai phạm tại 8B Lê Trực; quyết định thành lập các tổ công tác phục vụ cưỡng chế; đã làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam để xây dựng biện pháp, dự toán kinh phí thực hiện phá dỡ giai đoạn 2.
Ngày 25/3, UBND quận Ba Đình đã có văn bản báo cáo, xin ý kiến của Sở Xây dựng về biện pháp, dự toán tháo dỡ cho Công ty Bắc Nam lập và đã được Sở Xây dựng cho ý kiến tại văn bản số 2966/SXD-QLXD ngày 17/4.
Theo UBND quận Ba Đình, như vậy, đến nay, đã cơ bản đủ các thủ tục để chuẩn bị tháo dỡ giai đoạn 2 của công trình 8B Lê Trực. “Dự kiến, thời gian lắp dựng cẩu tháp, vận thăng từ ngày 22/4 tới 12/5/2020 và tổ chức tháo dỡ giai đoạn 2 từ ngày 15/5/2020” – văn bản của UBND quận nêu.
Từ dự kiến tiến độ nêu trên, UBND quận Ba Đình kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép chỉ định thầu đơn vị thi công tháo dỡ là Công ty CP Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam; giao CATP phối hợp, hỗ trợ công tác cưỡng chế; giao các Sở Xây dựng, Tài chính, LĐ-TB&XH phối hợp, hướng dẫn quận Ba Đình trong quá trình thi công tháo dỡ, thanh quyết toán chi phí…
Trước đó, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội hôm 20/4, nhắc tới việc xử lý công trình 8B Lê Trực, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, cần bảo đảm quy hoạch chi tiết khu vực này; an toàn công trình; bảo đảm quyền lợi đúng mức, đúng đắn cho nhà đầu tư và cần phải làm ngay phương án cụ thể vì công trình này kéo dài gần 10 năm mà chưa xử lý xong.
Theo chủ đầu tư công trình, Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 của UBND TP Hà Nội tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phần kiến trúc hai bên trục đường Cầu Giấy – Kim Mã – Hùng Vương (đoạn từ Đại sứ quán Thụy Điển đến đường Hùng Vương), tại lô đất số L30 – địa điểm 8B Lê Trực, quy định quy mô công trình cao 17 tầng chính, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái (tổng cộng 20 tầng cao) và chiều cao công trình tối đa là 70 mét.
Giữa tháng 2/2020, trả lời báo chí, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, “đang gặp khó về vấn đề kỹ thuật, chưa tìm được đơn vị tư vấn phá dỡ vì kết cấu công trình này rất phức tạp và phải đảm bảo an toàn cho phần công trình còn lại”.
Ông Tạ Nam Chiến cũng thừa nhận trong giấy phép xây dựng cấp cho công trình 8B Lê Trực có ghi tầng 17, 18 và nhiều chỉ tiêu khác như diện tích sàn, khoảng lùi, chiều cao. Tuy nhiên, ông Chiến vẫn cho rằng, tầng 17, 18 của công trình này vi phạm về chiều cao, diện tích sàn… nên phải phá dỡ.
Trong khi đó, ông Lê Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần may Lê Trực - chủ đầu tư công trình - khẳng định cả 2 tầng 17 và 18 đều có trong giấy phép xây dựng được Sở Xây dựng Hà Nội cấp. Vì vậy, các căn hộ tại hai tầng này là tài sản hợp pháp đã bán cho người dân nên thuộc quyền sở hữu của người dân.
Phía chủ đầu tư cũng cho rằng, công trình thuộc diện đối tượng không phải cấp phép xây dựng nhưng vẫn “được” cấp phép sai. Cụ thể, theo giấy phép, công trình gồm 18 tầng nổi, cao 53 mét, sai so với Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (quy định chiều cao thông thủy các tầng nhà không nhỏ hơn 3 mét)…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.