Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo bảng xếp hạng này, khu vực châu Á Thái Bình Dương có tới 19/20 thành phố năng động nhất thế giới, gồm: Hà Nội, Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Châu, Nam Kinh, Manila, Bắc Kinh, Băng Cốc, TP. HCM…
“Kết quả này là minh chứng rõ rệt cho thấy quá trình đô thị hóa đang dịch chuyển nhanh chóng từ Tây sang Đông”, JLL nhận định.
Cũng theo JLL, sự vắng mặt của các thành phố châu Âu và châu Mỹ trong bảng xếp hạng top 20 cho thấy sự phân chia tăng trưởng rõ rệt giữa Đông và Tây, phản ánh tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của châu Á, được thúc đẩy bởi quá trình toàn cầu hóa, đổi mới công nghệ và các yếu tố nhân khẩu học.
Thành phố duy nhất không thuộc châu Á là Nairobi xếp vị trí thứ 6, tăng trưởng phần lớn nhờ vào khối lượng đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc.
Jeremy Kelly, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại JLL, cho biết: “Lĩnh vực công nghệ là động lực tăng trưởng chủ chốt cho cả bất động sản và nền kinh tế nói chung, thúc đẩy bởi các tập đoàn công nghệ lớn cũng như các công ty khởi nghiệp năng động ở các thành phố như Bengaluru, Hyderabad, TP. Hồ Chí Minh và Thâm Quyến”.
Kelly nhấn mạnh: “Do hệ quả của sự tăng trưởng nhanh chóng, những thành phố này cần phải giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội như bất bình đẳng, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.
“Việc phát triển bất động sản thông minh, năng suất cao, hiệu quả và cải thiện tính minh bạch chính là câu trả lời cho bài toán tăng trưởng bền vững và lâu dài”.Thành phố Tây An (Trung Quốc) xếp thứ 9 trong danh sách CMI, đã lắp đặt một tháp lọc không khí cao 100 mét để giảm khói bụi và cải thiện chất lượng không khí.
Việt Nam hiện diện trong bảng xếp hạng cùng thứ hạng cao, với Thủ đô Hà Nội (thứ 3) và TP. Hồ Chí Minh (thứ 8). TP. Hồ Chí Minh được xem là điểm đến cho các doanh nghiệp, ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài cùng với sự hiện diện dày đặc của các tập đoàn trong và ngoài nước. Thủ đô Hà Nội dù đi sau TP. Hồ Chí Minh về mặt thương mại, nhưng cũng là một thành phố đang phát triển nhanh chóng.
Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng ở Việt Nam, một phần do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc. Việt Nam được cân nhắc là một lựa chọn thay thế Trung Quốc nhờ vào chi phí lao động thấp hơn, chính điều này đã không từng thúc đẩy FDl tăng kỷ lục trong những năm qua. Bên cạnh đó, tranh chấp thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có thể mang lại lợi ích dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đều đang thu hút những khoản đầu tư khổng lồ từ các công ty công nghệ đa quốc gia, điển hình như Microsoft, LG, Intel và đáng chú ý nhất là Samsung. Các kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng như tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Hà Nội cũng sẽ giúp giảm bớt tắc nghẽn giao thông khi mà dân số đô thị tăng nhanh.
Theo JLL, thị trường bất động sản của Việt Nam còn khá non trẻ và đang phải vật lộn với nhiều thử thách như tính minh bạch thấp và khối lượng cổ phiếu cấp đầu tư khan hiếm. Tuy nhiên, chính phủ đã và đang có nhiều động thái tăng tính minh bạch, như cải tiến quá trình đăng ký đất đai, thực hiện định giá tài sản tốt hơn và ứng dụng các hệ thống chứng nhận công trình xanh như LOTUS và LEED.
“Việt Nam đang tiếp tục thể hiện mức tăng trưởng tốt nhằm thu hút lượng đầu từ từ nước ngoài ở tất cả các danh mục bất động sản. Thị trường rất triển vọng trong thời gian gần đây do sự gia tăng sức mua, tăng trưởng chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng và dân số đô thị được mở rộng và nhân khẩu học trẻ”, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam đánh giá.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.