Hạ tầng cảng biển trong chuỗi giá trị toàn cầu
(VNF) - Kinh tế hàng hải được Nghị quyết 09-NQ/TW (Khóa X) và Nghị quyết số 36-NQ/TW (Khóa XII) xác định là một trong 5 định hướng chiến lược về phát triển kinh tế biển, ven biển. Nói đến kinh tế hàng hải, đầu tiên phải đề cập đến kết cấu hạ tầng cảng biển. Đã có thời người ta dùng lý lẽ “quả trứng và con gà” để chất vấn về cảng biển: Cần hàng trước hay cần bến trước? Cũng chưa xa, ngay trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu nói về “hội chứng cảng biển”. Trên thực tế, cảng biển hiện nay vẫn đang
Câu chuyện dài của cảng biển Việt Nam
Nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực hàng hải cho đến bây giờ vẫn “vò đầu bứt tai” về tiêu chí phân loại: Cảng biển, cảng biển nước sâu, cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế. Độ sâu trước bến là luồng có độ sâu (âm) bao nhiêu thì được gọi là cảng biển nước sâu?
Cách đây hơn hai năm, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 804/QĐ-TTg, ngày 8/7/2022 công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam. Theo Quyết định này, Việt Nam có 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Đã có lúc ở Việt Nam có đến 118 cảng biển. Một chủ thể doanh nghiệp khai thác cảng biển có thể có nhiều bến cảng. Một đoạn cửa sông có thể có nhiều cảng biển, nên dần dần có khái niệm “khu vực cảng biển”. Về cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu, được xác định là hai cảng biển loại đặc biệt theo Quyết định 804, thực ra là hai khu vực cảng biển.
Do ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn, và yêu cầu giảm chi phí logistics, các cảng biển càng ngày càng được “đẩy” về phía biển. Hay nói cách khác, cảng biển được di dời khỏi nội đô. Dễ thấy nhất là các cảng biển dọc sông Cấm (Hải Phòng) và các cảng biển dọc sông Sài Gòn (TP.HCM).
Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có hai quyết định công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Văn bản mới nhất là Quyết định số 323/QĐ-BGTVT, theo đó Việt Nam có một hệ thống gồm 298 bến cảng. Các địa phương có số lượng bến cảng nhiều nhất, lần lượt là: Hải Phòng (50 bến), Bà Rịa – Vũng Tàu (48 bến), TP.HCM (40 bến), Đồng Nai (18 bến), Khánh Hòa và Cần Thơ (17 bến). Ngoài ra, cũng theo Quyết định nói trên, nước ta còn có 14 cảng dầu khí ngoài khơi, thuộc hệ thống các cảng biển Việt Nam.
![](https://i.ex-cdn.com/vietnamfinance.vn/files/content/2025/01/26/1-a-0054.jpg)
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, hệ thống cảng biển Việt Nam không ngừng được nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển ngày một tăng hơn. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2024 (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng) tăng 18% so với năm 2023. Khối lượng hàng hóa tính theo TEU cũng tăng 22%.
Đồng thời, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển bằng tàu biển và phương tiện thủy nội địa (không bao gồm hàng quá cảnh không bốc dỡ) cũng đạt kết quả tích cực. Các chỉ số tăng trưởng lần lượt là 17%; 18% so với năm 2023. Các khu vực có khối lượng hàng hóa thông qua cao nhất nước gồm TP.HCM tăng 13,4%, Vũng Tàu tăng 30%, Hải Phòng tăng 15,4%, Quảng Ninh tăng 11,7%.
Hệ thống cảng biển Việt Nam đã tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn nhất thế giới, thu hút được 40 hãng tàu lớn trên thế giới vào hoạt động. Điều đáng mừng là, Việt Nam hiện có 3 cảng (TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cái Mép – Thị Vải) lọt vào TOP danh sách 50 cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới, đón được tàu siêu trường, siêu trọng tải trên hải trình thế giới. Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mô hiện đại, mang tầm vóc quốc tế như Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cảng container quốc tế Tân Cảng (HICT) thuộc Hải Phòng được xếp vào những cảng container nước sâu.
Cảng xanh, logistis xanh – xu thế không thể thay đổi
Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1579/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ba năm sau, ngày 22/5/2024, Thủ tướng có Quyết định 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điểm đáng chú ý của Quyết định 442/QĐ-TTg chính là sửa đổi mục I.2a Điều 1 của Quyết định 1579/QĐ-TTg. Cụ thể: “Về kết cấu hạ tầng: ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), xây dựng khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh)”.
Quyết định nhắc đến các cảng Vân Phong và Trần Đề: “Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) để khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Quy hoạch định hướng phát triển bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện”.
![](https://i.ex-cdn.com/vietnamfinance.vn/files/content/2025/01/26/chuyen-doi-logistics-xanh-nhan-dien-de-tan-dung-co-hoi-tu-trong-thach-thuc_674142e95f42d-0056.jpg)
Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (giai đoạn I) đã đi vào khai thác; cảng Cái Mép - Thị Vải đang chứng minh năng lực, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và quốc tế.
Trong chiều dài bờ biển 3.260 km của Việt Nam, rất nhiều vụng, vịnh có thể xây dựng cảng biển. Tuy nhiên, theo TS. Chu Quang Thứ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, chỉ có duy nhất Vân Phong đáp ứng các tiêu chí để có thể trở thành cảng trung chuyển quốc tế đúng nghĩa. Năm 2008, khi POSCO (Hàn Quốc) “nhòm ngó” đã có một cuộc tranh luận “nảy lửa” về vấn đề dành Vân Phong cho làm cảng thép, cảng biển hay cảng du lịch. Khi đó, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Hãy để dành đó nếu thế hệ hôm nay chưa đủ sức khai thác nguồn tài nguyên quý giá này”.
Càng ngày luồng lạch càng được nhận diện là tài nguyên. Đây là bước phát triển của tư duy. Vịnh Vân Phong là luồng lạch với độ sâu lý tưởng là nguồn tài nguyên đặc biệt mà tạo hóa dành tặng cho Việt Nam. Đáng tiếc, miền Trung và Tây Nguyên chưa phải là vùng động lực kinh tế.
Đối với cảng Cần Giờ, từ năm 2023 đã trở thành “từ khóa” trên nền tàng Internet. Tháng 8/2024, Bộ GTVT gửi Thủ tướng Kết quả thẩm định đề án nghiên cứu xây dựng cảng. Đây là bước quan trọng để các cấp có thẩm quyền xem xét thông qua chủ trương xây dựng cảng này.
Tuy nhiên, Cần Giờ được biết đến là khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Do vậy, Bộ GTVT đã đề nghị UBND TP.HCM nghiên cứu, nhận diện, đánh giá đầy đủ, toàn diện và đề xuất các giải pháp cụ thể để thực hiện đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Gần đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Làm cảng Cần Giờ phải đáp ứng lợi ích quốc gia, dân tộc” (Thông báo số 418/TB-VPCP ngày 13/9/2024 của Văn phòng Chính phủ). Theo Thông báo, nhà đầu tư phải thực hiện đầu tư hạ tầng cảng Cần Giờ bảo đảm tiêu chí cảng xanh giai đoạn đến 2030, 2035 và 2050.
Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến nằm ở khu vực cù lao Con Chó (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ) với tổng mức đầu tư khoảng 130.000 tỷ đồng (tương đương 4,5 tỷ USD). Đây là số vốn đầu tư không nhỏ, chưa nói đến hạ tầng kết nối cảng biển, vốn là điểm yếu của hệ thống cảng biển Việt Nam.
Đầu tư, phát triển cảng xanh, logistics xanh đang là xu hướng tất yếu của thế giới. Theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, sau năm 2030, tiêu chí "cảng xanh" áp dụng bắt buộc trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam.
Thực hiện Quyết định này, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2027/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2020 Phê duyệt Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chí cảng xanh; thí điểm mô hình cảng xanh tại một số cảng biển Việt Nam (có tính chất thí điểm). Giai đoạn từ năm 2026 - 2030, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiến hành xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chí cảng xanh; triển khai áp dụng tự nguyện tiêu chí cảng xanh tại các cảng biển Việt Nam. Sau năm 2030 sẽ triển khai áp dụng bắt buộc tiêu chí cảng xanh trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam.
Đà Nẵng: Phát triển đô thị cảng biển Liên Chiểu rộng gần 1.300ha
- Tân Cảng Sài Gòn: 'Anh cả' nắm giữ 3 cảng biển lớn nhất Việt Nam 20/12/2024 09:00
- APM Holding: Tập đoàn toàn cầu muốn xây cảng biển nước sâu tại Việt Nam 24/09/2024 07:45
- Cảng biển 20.000 tỷ, lớn nhất Đồng Nai trước ngày mở bến đón tàu 15/08/2024 11:00
Bắc Giang trả 1 tỷ đồng cho Giáo sư về làm việc trong ngành bán dẫn
(VNF) - Bắc Giang dự kiến cán bộ, công chức, viên chức được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư khi nhận vào làm việc ngành bán dẫn được nhận ngay 1 tỷ đồng/người.
‘Dự án năng lượng tái tạo đang đứng im gây lãng phí’
(VNF) - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ với các dự án năng lượng tái tạo - hiện nay đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất gây lãng phí cho xã hội.
12 tuyến metro dài 600km và chuỗi đô thị TOD kết nối toàn TP.HCM
(VNF) - Theo Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TP. HCM phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị với 12 tuyến metro.
Hà Nam: Thu hút 500 triệu USD vốn đầu tư, đạt 50% mục tiêu cả năm trong 1 tháng
(VNF) - Từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh Hà Nam đã thu hút 500 triệu USD vốn đầu tư. Tỉnh này đặt mục tiêu trong năm nay sẽ thu hút được 1 tỷ USD nguồn vốn đầu tư.
Hệ sinh thái tại Việt Nam giúp Samsung thu hàng chục tỷ USD mỗi năm
(VNF) - Samsung, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc, đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, khẳng định vị thế của mình không chỉ qua sản phẩm mà còn thông qua những đóng góp to lớn trong lĩnh vực công nghiệp và kinh tế.
Diện mạo mới của công viên 'ma mị' ở Huế từng được lên báo Mỹ
(VNF) - Là một công viên bỏ hoang nổi tiếng với sự “ma mị” và từng xuất hiện trên báo Mỹ, công viên nước hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP. Huế) đã được cải tạo và đang dần trở thành điểm đến cho du khách đến thăm quan, thưởng ngoạn…
Hà Nội: Xây nhà hát và công viên nghệ thuật 12.000 tỷ tại Tây Hồ
(VNF) - Dự án xây dựng nhà hát Ngọc Trai và công viên văn hóa nghệ thuật có diện tích hơn 19ha tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến 12.756 tỷ đồng.
Hơn 3.200 tỷ xây thêm đường băng số 2 Sân bay Phù Cát
(VNF) - Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước do tỉnh Bình Định quản lý với 3.246 tỷ đồng.
EVNGENCO1 tham vọng làm nhà máy nhiệt điện 2,5 tỷ USD tại Quảng Trị
(VNF) - Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị có tổng mức vốn đầu tư là hơn 55.000 tỷ đồng, tương đương 2,516 tỷ USD. Tỉnh Quảng Trị đề xuất chuyển đổi dự án này sang nhà máy nhiệt điện khí LNG nhập khẩu, đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập...
Tuyến đường sắt dài 32km bỏ hoang suốt 12 năm
(VNF) - Tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn (Nghệ An) dài 32km, xây dựng từ năm 1966 phục vụ chiến tranh, từng sầm uất với tàu chở người và hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay tuyến đường sắt này đã dừng khai thác và bỏ hoang.
Thanh Bình Phú Mỹ rót 6.200 tỷ đồng làm KCN Hòa Ninh - Đà Nẵng
(VNF) - Nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh là Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ.
TP.HCM: Gọi vốn BOT 58.000 tỷ đầu tư 4 dự án giao thông lớn
(VNF) - TP.HCM vừa có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 4 dự án BOT theo Nghị quyết 98 để trình Hội đồng Nhân dân TP. HCM xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 2/2025.
Cần 22 tỷ USD cho điện hạt nhân, nhà máy ở Ninh Thuận khó vận hành trước 2035
(VNF) - Tại dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đánh giá dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có thể sẽ được vận hành vào năm 2035. Đồng thời, Bộ này mong muốn nâng công suất điện hạt nhân lên trên 4.000MW
Toàn cảnh nút giao 3 tầng hiện đại nhất TP.HCM sau 2 năm thi công
(VNF) - Nút giao An Phú là dự án giao thông trọng điểm tại TP Thủ Đức, TP.HCM, được khởi công vào tháng 12/2022 với tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng. Công trình gồm 3 tầng, bao gồm các hầm chui và cầu vượt, nhằm giảm ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Đông thành phố.
Amkor Technology: 'Ông lớn' bán dẫn và tham vọng tỷ USD tại Việt Nam
(VNF) - Là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, Amkor Technology đã có mặt tại Việt Nam với khoản đầu tư cam kết 1,6 tỷ USD đến năm 2035. Amkor Technology đã đưa vào vận hành nhà máy tại Bắc Ninh vào năm 2023 và đang lên kế hoạch mở rộng đầu tư trị giá tỷ USD ở Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành đóng tàu và cảng biển Việt Nam
(VNF) - Mới đây, Công ty Van der Leun Việt Nam đã ký kết thoả thuận chiến lược với Schneider Electric góp phần chuyển đổi xanh trong ngành tàu biển.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Thủ tướng yêu cầu làm nhanh, trình Quốc hội tháng 4/2025
(VNF) - Tối 9/2, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ chủ trương xây dựng, bổ sung thêm một số chính sách vượt trội để thu hút nhà đầu tư vào Khu thương mại tự do, phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng.
Thủ tướng: Nghiên cứu kỹ chủ trương xây dựng sân bay Lý Sơn
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi nghiên cứu kỹ chủ trương xây dựng sân bay Lý Sơn. Nếu có lợi, giao tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền để kêu gọi hợp tác công tư.
Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn trong năm 2025
(VNF) - Đó là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn sáng 9/2.
Bình Định: Đầu tư hàng nghìn tỷ phát triển hạ tầng kinh tế biển
(VNF) - Bình Định đầu lớn cho hàng loạt dự án để khai thác kinh tế biển với các khu đô thị, đường ven biển và cảng cá quy mô lớn.
Hoàn thành thủ tục đầu tư Sân bay Chu Lai 11.000 tỷ đồng trước tháng 6/2025
(VNF) - Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam ngày 8/2. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu chọn doanh nghiệp đầu tư sân bay Chu Lai, hoàn thành thủ tục trong 6 tháng đầu năm 2025
Tháng đầu năm 2025, 4,34 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam
(VNF) - Trong tháng 1/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 4,34 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng Nai trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án lớn
(VNF) - Các dự án được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc ngành sản xuất chất bán dẫn; linh kiện điện, điện tử; cơ khí chế tạo; dệt; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
Thái Bình: Chi gần 5.000 tỷ làm 25km đường nối với Hưng Yên
(VNF) - Tỉnh Thái Bình đã quyết định đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường từ thành phố Thái Bình đi huyện Hưng Hà kết nối với tỉnh Hưng Yên, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4.928 tỷ đồng.
Thông xe đoạn cao tốc gần 30.000 tỷ Bến Lức - Long Thành
(VNF) - Ngày 7/2, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tổ chức Lễ thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Bắc Giang trả 1 tỷ đồng cho Giáo sư về làm việc trong ngành bán dẫn
(VNF) - Bắc Giang dự kiến cán bộ, công chức, viên chức được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư khi nhận vào làm việc ngành bán dẫn được nhận ngay 1 tỷ đồng/người.
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.