Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Hiện nay, Hà Tĩnh là địa phương đứng thứ 9 cả nước về thu hút đầu tư từ nguồn vốn FDI với 70 dự án có tổng mức đầu tư 13,6 tỷ USD, toàn tỉnh có 1.275 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 112.900 tỷ đồng.
Trong số các dự án, có 15 dự án có vốn đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên, 11 dự án từ 500 – 1.000 tỷ đồng, nổi bật là các dự án: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh của tập đoàn Formosa, Vincom Hà Tĩnh, Vinpearl Cửa Sót, dự án nông nghiệp công nghệ cao FLC - Hà Tĩnh của tập đoàn FLC; dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, dự án tổng kho xăng dầu Vũng Áng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…
Năm 2019, Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 108 dự án, gồm 102 dự án trong nước với số vốn 5.900 tỷ đồng; 6 dự án FDI với tổng số vốn 12,8 triệu USD.
Trong đó, nổi bật là các dự án lớn như nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại khu kinh tế Vũng Áng 1.287 tỷ đồng; dự án thành phố giáo dục quốc tế 1.329 tỷ đồng của tập đoàn Nguyễn Hoàng; dự án nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu ApparelTech Hà Tĩnh 138 tỷ đồng; hệ thống cung cấp khí LPG, LNG cho khu công nghiệp Phú Vinh 163,8 tỷ đồng; nhà máy sản xuất bao bì dán đáy công suất 40.000.000 sản phẩm/năm (138,5 tỷ đồng); khu bồn hoá dầu, hoá chất cơ bản tại khu kinh tế Vũng Áng 201 tỷ đồng...
Ngoài ra, Hà Tĩnh hiện đang là "địa chỉ đỏ" của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước nghiên cứu, đề xuất đầu tư như: Tập đoàn T&T tìm hiểu đầu tư dự án khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2 và dự án khu đô thị thương mại dịch vụ biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ; Tập đoàn FLC tìm hiểu đầu tư dự án tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển FLC Thiên Cầm và dự án khu đô thị thông minh FLC Hà Tĩnh; Công ty Crystal Bay tìm hiểu đầu tư dự án công viên trung tâm và khu đô thị Lam Hồng 2 Garden Park City;
Các doanh nghiệp FDI phải kể đến như: Công ty China Conch Venture Holdings Limited đầu tư dự án nhà máy đốt rác phát điện tai thị xã Hồng Lĩnh; Công ty Silavon SSP GmbH - Cộng hòa Liên bang Đức đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy sản xuất thép không gỉ tại khu kinh tế Vũng Áng 1 tỷ USD; Công ty Điện khí Siemens (CHLB Đức) và Công ty Samsung C&T (Tập đoàn Samsung Hàn Quốc) đề xuất đầu tư nhà máy điện khí tại khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư khoảng 1,5-1,8 tỷ USD.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng cho biết năm 2020, quan điểm của Hà Tĩnh trong thu hút đầu tư là chọn lọc các dự án có chất lượng, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án công nghiệp cơ khí, chế tạo máy, năng lượng - điện, công nghiệp hỗ trợ sau thép, phát triển kết cấu hạ tầng...
Theo đó, Hà Tĩnh đặt mục tiêu thu hút khoảng 180 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ USD, trong đó vốn FDI khoảng 2,25 tỷ USD.
Kế hoạch trên dựa vào các dự án có khả năng quyết định chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư gồm: nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II; tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển FLC Thiên Cầm, dự án khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2; dự án khu đô thị thương mại dịch vụ biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ của Tập đoàn T&T; khu đô thị Hàm Nghi, công viên trung tâm và khu đô thị Lam Hồng Garden Park City …
Thời gian tới, Hà Tĩnh có kế hoạch tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050 gắn với hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh (sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050).
Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh cũng đề ra danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong năm 2020 và các năm tiếp theo với 41 dự án. Trong đó, lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật 8 dự án; 9 dự án công nghiệp; lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ có 11 dự án; 9 dự án nông nghiệp và 4 dự án thuộc các lĩnh vực khác.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.