Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Ngọc Sơn đã ký văn bản số 1911/UBND-NL4 ngày 21/4/2022 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) về việc thẩm định hồ sơ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang thực hiện Dự án Cấp nước Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng.
Theo nội dung văn bản, KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những KKT tế trọng điểm của cả nước, được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tập trung nguồn nhân lực đầu tư. Hiện nay, tại KKT Vũng Áng đã và đang thu hút đầu tư nhiều dự án lớn đầu tư phục vụ phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội như: Dự án Nhà máy luyện thép của Tập đoàn Formosa, Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhiệt điện Vũng Áng 2, Dự án sản xuất Cell Pin Vines của Tập đoàn Vingroup…; do đó, nhu cầu sử dụng nước trong KKT tăng cao.
Dự án Cấp nước KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh có chức năng cấp nước cho toàn KKT Vũng Áng; trong đó, phương án cấp nước từ lưu vực Sông Trí – Nam Kỳ Anh được xác định: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi Rào Trổ, bao gồm: Hồ Rào Trổ, đập dâng Lạc Tiến, kênh dẫn về hồ Thượng sông Trí để tưới ổn định cho 1.335ha đất sản xuất nông nghiệp và 300ha nuôi trồng thuỷ hải sản; giảm lũ cho vùng hạ du công trình và cấp nước cho Khu công nghiệp Vũng Áng với công suất 762.000m3/ngày/đêm… Do vậy, để kịp thời đảm bảo cung cấp đủ nước cho KKT Vũng Áng và Phát triển tổng hợp khác, UBND tỉnh Hà Tĩnh kính đề nghị Bộ NN&PTNT quan tâm, ưu tiên thẩm định hồ sơ quyết định chủ trương chuyển đổi rừng sang thực hiện Dự án cấp nước KKT Vũng Áng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để sớm thực hiện chặn dòng, hoàn thiện, đưa dự án đi vào hoạt động…
Trước đó như VietnamFinance đã thông tin, giữa tháng 9/2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất với Bộ NN&PTNT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép chuyển đổi 1.107 ha đất rừng (trong đó, hồ Rào Trổ 1.089 ha gồm rừng tự nhiên 371 ha, rừng trồng nguyên liệu 252 ha, rừng trồng cao su 465 ha; diện tích cho đập dâng Lạc Tiến là 17,9 ha rừng trồng nguyên liệu) cho công trình hồ Rào Trổ và đập dâng Lạc Tiến, thuộc dự án cấp nước KKT Vũng Áng.
Tuy nhiên, sau khi xem xét hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng hiện trạng rừng khu vực đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án có hiện trạng là đất trống thuộc quy hoạch đất rừng đặc dụng.
Tháng 10/2021, Tổng cục Lâm nghiệp có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh rà soát, kiểm tra toàn bộ diện tích và hiện trạng rừng của dự án, làm rõ việc triển khai dự án đã tác động vào rừng hay chưa; xác định diện tích, vị trí các loại rừng đã bị tác động và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển đổi 1.107 ha đất rừng cho dự án 4.400 tỷ của Hoành Sơn Group. Nay UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản xin thẩm định hồ sơ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang thực hiện Dự án Cấp nước KKT Vũng Áng.
Được biết, Công trình hồ Rào Trổ và đập dâng Lạc Tiến thuộc dự án cấp nước Khu kinh tế Vũng Áng được UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Công ty Cổ phần Kinh doanh nước Hà Tĩnh làm chủ đầu tư từ năm 2011 với nguồn vốn xã hội hóa.
Công ty Cổ phần Kinh doanh nước Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện dự án với giá trị khối lượng ước đạt hơn 33 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án chậm tiến độ nên ngày 25/3/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư dự án của công ty Cổ phần Kinh doanh nước Hà Tĩnh và sau đó cho công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn (Hoành Sơn Group) lập hồ sơ, thủ tục dự án cấp nước cho KKT Vũng Áng.
Đáng lưu ý, tại dự án này, Hoành Sơn là cổ đông chính (nắm giữ 92% vốn điều lệ) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng - chủ đầu tư dự án hệ thống cấp nước KKT Vũng Áng (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng được Ban quản lý KKT Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 8/2011.
Tháng 1/2012, Ban quản lý KKT Vũng Áng điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng, theo đó dự án được thực hiện hình thức 100% vốn của nhà đầu tư trong nước, không có vốn nhà nước.
Đến tháng 9/2012, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư lên tới hơn 4.415 tỷ đồng, bao gồm vốn tự có, vốn vay và vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Tháng 4/2013, Thủ tướng Chính phủ đồng ý ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hạng mục đầu tư của dự án 1.269 tỷ đồng.
Hiện tại, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, vốn chủ sở hữu tại dự án 1.000 tỷ đồng, vốn vay từ ngân hàng 2.146 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.