Hiệu ứng lấn át là gì?

Quỳnh Anh - 31/07/2018 22:08 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu hiệu ứng lấn át (crowding out effect) là gì?

VNF
Hiệu ứng lấn át (crowding out effect) là sự suy giảm chi tiêu cho đầu tư của khu vực tư nhân khi chính phủ tăng chi tiêu. 

Hiệu ứng lấn át (crowding out effect) là sự suy giảm chi tiêu cho đầu tư của khu vực tư nhân khi chính phủ tăng chi tiêu. 

Hiệu ứng lấn át diễn ra như sau: Khi chính phủ tăng chi tiêu, sản lượng và thu nhập quốc dân sẽ tăng, dẫn đến nhu cầu về tiền tăng. Khi nhu cầu về tiền tăng, lãi suất cân bằng sẽ tăng và điều này dẫn tới sự giảm sút của chi tiêu cho đầu tư, vì đầu tư chịu ảnh hưởng của lãi suất. Chúng ta có thể minh họa cho hiệu ứng lấn át bằng mô hình IS - LM và mô hình AD - AS

Mô hình IS - LM trong hình dưới cho thấy khi chính phủ tăng chi tiêu một lượng bằng ΔG, đường IS sẽ dịch chuyển tới IS'. Sự dịch chuyển này làm cho sản lượng tăng từ Y1 lên Ynếu lãi suất không tăng. Nhưng do lãi suất tăng từ i1 lên inên sản lượng chỉ tăng tới Y2. Mức tăng thấp hơn này có nguyên nhân ở sự suy giảm đầu tư của tư nhân vì đầu tư tư nhân phụ thuộc vào lãi suất. Nếu hàm đầu tư có dạng I = I - b trong đó b là độ nhạy cảm của nhu cầu đầu tư đối với lãi suất chúng ta dễ dàng tính được mức giảm đầu tư (ΔI = - bΔi) và mức giảm sản lượng do mức giảm đầu tư gây ra (ΔY = -abΔi, với a là nhân tử chi tiêu cho đầu tư). Chú ý ràng nếu đường LM thẳng đứng, chúng ta sẽ có sự lấn át hoàn toàn (mức giảm chi tiêu của khu vực tư nhân đúng bằng mức tăng chi tiêu của chính phủ); ngược lại, nếu đường LM nằm ngang (lãi suất không tăng), sẽ không có sự lấn át hay quy mô lấn át bằng 0 

Trong mô hình AD - AS, ban đầu sự gia tăng chi tiêu của chính phủ làm cho đường tổng cầu dịch chuyển từ AD tới AD', nhưng do có sự lấn át (chi tiêu cho đầu tư giảm), đường tổng cầu dịch chuyển ngược lại với AD''. Cần chủ ý rằng trong mô hình này, mức giảm sản lượng lớn hơn vì ngoài hiệu ứng lấn át do sự gia tăng của lãi suất, còn có hiệu ứng lấn át do sự gia tăng của giá cả

Hiệu ứng lấn át thực chất là sự "hấp thụ" nguồn lực quá nhiều của khu vực chính phủ, làm cho khu vực tư nhân có ít nguồn lực hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Vì vậy hiện ứng lấn át không xuát hiện nếu khối lượng nguồn lực của nền kinh tế không bị giới hạn hoặc chưa tận dụng hết. Nhận định này cho thấy hiệu ứng lấn át chỉ xảy ra khi nền kinh tế trong nước không thể sử dụng của nước ngoài và/hoặc đã đạt trạng thái toàn dụng

Cùng chuyên mục
Tin khác
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.