'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Sở Giao thông Vận tải địa phương này, sân bay Gò Găng dự kiến xây dựng trên đảo Gò Găng, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu. Nơi đây có điều kiện thuận lợi về vị trí, quỹ đất; phù hợp với quy hoạch chung TP. Vũng Tàu đã được Thủ tướng phê duyệt. Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã thống nhất tại biên bản ngày 14/5/2020.
Mục tiêu xây dựng sân bay Gò Găng là sân bay chuyên dùng tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không chung để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Quy mô là sân bay trực thăng cấp III, sân bay quân sự cấp II khi có nhu cầu và sân bay dân dụng cấp 3C (ICAO) trong tương lai. Trong đó diện tích khu Tổng Công ty trực thăng Việt Nam quản lý 91,25ha, diện tích đất khu bay dùng chung 75ha, diện tích khu hàng không chung 20ha và diện tích khu dịch vụ phát triển hàng không 62,25ha.
Ước toán tổng mức đầu tư xây dựng hoàn chỉnh sân bay Gò Găng hơn 9.005 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.258 tỷ đồng.
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện nay sân bay Vũng Tàu nằm ở trung tâm TP. Vũng Tàu, do Tổng Công ty trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) quản lý và khai thác cho các chuyến bay trực thăng phục vụ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
Sở này nhận định, với tốc độ đô thị hóa và sự phát triển nhanh của dân cư, việc khai thác sân bay Vũng Tàu ở ngay trung tâm thành phố đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đặc biệt khi có sự cố mất an toàn bay sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Với sự phát triển rất nhanh của TP. Vũng Tàu sẽ cần nhiều quỹ đất để xây dựng, trong khi sân bay lại chiếm một diện tích lớn ở vị trí đất rất có giá trị và tiềm năng kinh tế. Do đó, việc di dời sân bay Vũng Tàu ra khỏi khu trung tâm thành phố là một chiến lược quan trọng, mở rộng không gian đô thị.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa đề nghị Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát lại tổng thể chung về quy hoạch, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đảo Gò Găng; Phối hợp với Sở tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn và Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh rà soát lại các vấn đề liên quan đến đất đai trong khu vực dự án. Đơn vị tư vấn làm rõ mục tiêu về đường băng, độ dài, rộng, khả năng khai thác, sử dụng lâu dài, quỹ đất dự phòng...
Trên cơ sở đó, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện đầy đủ thông tin, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch vị trí sân bay Gò Găng.
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã làm việc với Công ty TNHH dự án Hồ Tràm (xã Lộc An, huyện Xuyên Mộc) về dự án xây dựng sân bay chuyên dùng, phục vụ các chuyến bay thuê chuyến chở khách đến Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm.
Như vậy, thời gian tới, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể sẽ đầu tư 2 sân bay là Hồ Tràm và Gò Găng, khoảng cách giữa 2 sân bay chưa tới 30km. Chưa kể, tỉnh này đã có sân bay Côn Đảo, bên cạnh đó còn có sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với khoảng khách chỉ 40km.
Năm 2019, liên danh CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest và CTCP Đầu tư VCI đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xin nghiên cứu, lập quy hoạch và đầu tư sân bay Gò Găng; nghiên cứu, lập quy hoạch và đề xuất dự án đầu tư tại khu đất sân bay cũ thuộc TP. Vũng Tàu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.