IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023, cảnh báo 'điều tồi tệ nhất đang đến'
Hạnh Nguyễn -
12/10/2022 09:26 (GMT+7)
(VNF) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hạ cấp triển vọng của nền kinh tế thế giới năm 2023 cùng một danh sách các "mối đe doạ" bao gồm mối quan hệ giữa Nga và Ukraine, áp lực lạm phát, lãi suất tăng cao và hậu quả kéo dài của đại dịch toàn cầu.
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, IMF cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2022 vẫn không thay đổi so với dự báo tháng 7/2022 ở mức khiêm tốn 3,2%, giảm mạnh so với mức tăng 6% của năm ngoái.
Tuy nhiên, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 xuống còn 2,7%, giảm so với mức 2,9% từng được ước tính vào tháng 7/2022.
Trước đó, một lãnh đạo của IMF cho biết định chế này dự báo sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ mất 4.000 tỷ USD từ nay đến năm 2026.
Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cho biết: "Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Ba nền kinh tế lớn gồm Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu đang chững lại. Các quốc gia chiếm một phần ba sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ thu hẹp vào năm tới, cho thấy rằng năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái đối với nhiều người trên thế giới".
Trong ước tính mới nhất của mình, IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng ở Mỹ xuống 1,6% trong năm nay, giảm so với mức dự báo hồi tháng 7 là 2,3%. Cùng với đó, IMF cho rằng tại Mỹ, việc thắt chặt các điều kiện tài chính và tiền tệ sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống 1% trong năm tới.
Tại Trung Quốc, IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, giảm mạnh so với mức 8,1% của năm ngoái và hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2023 xuống 4,4%.
Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ trải qua đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng nhất, trong bối cảnh quay cuồng với cuộc khủng hoảng năng lượng do mối quan hệ Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow. IMF dự báo mức tăng trưởng dự kiến của khu vực này chỉ đạt 0,5% vào năm 2023.
Trong quá trình phục hồi sao đại dịch Covid-19, các nhà máy, cảng và bãi vận chuyển hàng hóa đã bị choáng ngợp bởi nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ đối với hàng hóa sản xuất, đặc biệt là ở Mỹ, dẫn đến sự chậm trễ, thiếu hụt và giá cả cao hơn.
IMF dự kiến giá tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ tăng 8,8% trong năm nay, tăng từ 4,7% vào năm 2021.
Đáp lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác đã đảo ngược hướng đi và bắt đầu tăng lãi suất đáng kể, gây nguy cơ giảm tốc mạnh và có khả năng xảy ra suy thoái. Trong năm nay, Fed đã tăng lãi suất ngắn hạn chuẩn 5 lần liên tiếp.
Ông Maurice obsfeld, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của IMF đưa ra cảnh báo rằng một Fed quá "hung hăng" có thể "đẩy nền kinh tế thế giới vào một sự co thắt khắc nghiệt không cần thiết.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.