Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
10 năm lận đận
Còn nhớ, ngày 12/3/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 754/QĐ-UBND do Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến ký, về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh tại Khu đô thị mới Đông Hương, thành phố Thanh Hóa.
Quyết định trên phê duyệt cho Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh 17,963m2 đất để sử dụng vào mục đích xây dựng Khách sạn 5 sao, Văn phòng làm việc, Văn phòng cho thuê và dịch vụ thương mại, tại xã Đông Hương, thành phố Thanh Hóa.
Đến tận năm 2017, ngày 3/5/2017, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn đã có văn bản số 4651/UBND-CN về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án Khu trung tâm thương mại – văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao Công Thanh. Như vậy, sau 8 năm, pháp lý của dự án trên lại được bắt đầu lại từ đầu bằng việc điều chỉnh cục bộ.
KĐT mới Đông Hương 11 năm chưa thể triển khai
Sau đó, Công ty Công Thanh đã ráo riết thực hiện thủ tục để hoàn tất thủ tục triển khai dự án nói trên.
Cụ thể, ngày 28/6/2018, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa và Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh đã thỏa thuận ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư với số tiền ký quỹ là 13 tỷ đồng.
Đáng chú ý, thỏa thuận ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trên được thực hiện trên cơ sở Quyết định số 754/QĐ-UBND ngày 12/3/2009 về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh tại Khu đô thị mới Đông Hương, thành phố Thanh Hóa.
Đến ngày 5/7/2019, Công ty Công Thanh đã thực hiện chuyển vào tài khoản của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa số tiền là 13 tỷ để hoàn tất thỏa thuận ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án.
Như vậy, bằng các văn bản trên và những nỗ lực từ phía doanh nghiệp (làm đúng chủ trương theo UBND tỉnh hướng dẫn), nhưng bất ngờ ngày 24/8/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra văn bản trả lời Sở xây dựng: “Không chấp nhận điều chỉnh quy hoạch do không đảm bảo mỹ quan đô thị dọc Đại lộ Lê Lợi”, văn bản trên do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm ký thay Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Có hay không việc “hành” doanh nghiệp?
Trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch Xi măng Công Thanh cho biết: “Khi thực hiện điều chỉnh KĐT mới Đông Hương, chính UBND tỉnh Thanh Hoá có văn bản đồng ý đề nghị các Sở, ngành, đơn vị liên quan xem xét. Căn cứ vào văn bản đó, nhiều năm nay, chúng tôi đã xin ý kiến Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường..., nhưng đến tháng 8/2020, UBND tỉnh bất ngờ nêu lý do “không đảm bảo mỹ quan đô thị” mà không có giải thích. Vì thế, sau 10 năm triển khai, đóng đủ các loại phí, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục bị “hành” bởi các thủ tục hành chính”.
Ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT Xi măng Công Thanh
Ông Nguyễn Công Lý cũng cho hay, "thực tế tại thời điểm lập quy hoạch đầu tư dự án năm 2008 chưa có các khách sạn Central (5 sao), khách sạn Lam Kinh (4 sao), KS Mường Thanh và các khách sạn vệ tinh khác".
“Đến nay, quanh khu vực đã có các dự án đi vào hoạt động nên thời điểm hiện tại việc khai thác kinh doanh khách sạn cao 28 tầng không còn phù hợp với nhu cầu. Do đó Công ty cổ phần xi măng Công Thanh xin điều chỉnh thành công trình dịch vụ thương mại cao 12 tầng”.
“Từ đó, Công ty cổ phần xi măng Công Thanh kính đề nghị Tỉnh ủy Thanh Hóa xem xét lại công văn số 11619/UBND-CN ngày 24/8/2020, để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư đồng thời quá trình đầu tư công trình được thực hiện theo đúng tiến độ”, ông Lý nói.
Một điều đáng nói khác, đó là ngày 3/5/2017, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn đã có văn bản số 4651/UBND-CN về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án Khu trung tâm thương mại – văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao Công Thanh.
Như vậy, các văn bản cùng của UBND tỉnh Thanh Hóa đã không đồng nhất về mặt chủ trương nhất quán về việc giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Phải chăng, đó là lý do khiến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thanh Hoá vẫn thấp, ngoài Top 20? Hay đó chính là tình trạng "trên trải thảm, dưới rải đinh" với doanh nghiệp đầu tư?
Về Dự án Khu đô thị mới Đông Hương tại thành phố Thanh Hóa từ năm 2009, nhưng đến nay, Chủ đầu tư là Công ty Công Thanh vẫn chưa được bàn giao mặt bằng để xây dựng kinh doanh vì nhiều lý do. Trong đó nổi bật nhất là chưa thống nhất được phương án điều chỉnh quy hoạch và phương án thuế của dự án. Mới đây, Mới đây, ngày 1/9, Chi cục thuế khu vực TP Thanh Hóa – Đông Sơn đã có Công văn đính chính Thông báo tiền nợ, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất số 2233/TB-CCT ngày 16/6/2020 và Thông báo số 2777/TB-CCT ngày 7/7/2020 của Chi cục thuế khu vực TP Thanh Hóa – Đông Sơn. Cụ thể, Công văn đính chính cho rằng do sơ suất trong khâu soạn thảo văn bản và ban hành thông báo nên Chi cục thuế đính chính 2 nội dung: Số tiền sử dụng đất là 164.021.212.817.000 đồng (tức hơn 164 nghìn tỷ đồng) đính chính lại là 164.021.212.817 đồng ( tức hơn 164 tỷ đồng), tại Thông báo tiền nợ, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất số 2233/TB-CCT ngày 16/6/2020. Số tiền sử dụng đất là 164.021.212.817.000 đồng (tức hơn 164 nghìn tỷ đồng) đính chính lại là 164.021.212.817 đồng ( tức hơn 164 tỷ đồng), tại Thông báo số 2777/TB-CCT ngày 7/7/2020 của Chi cục thuế khu vực TP Thanh Hóa – Đông Sơn. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.