Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong tháng 7 này, tỉnh Khánh Hòa đã có động thái để thu hồi gần 22.000m2 đất bờ biển Nha Trang của dự án công viên Phù Đổng để phục vụ cộng đồng.
Dự án công viên Phù Đổng được UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty TNHH Invest Park Nha Trang làm chủ đầu tư từ năm 2012, có diện tích hơn 24.600m2, kéo dài khoảng 400m bờ biển Nha Trang.
Theo quy hoạch, công viên Phù Đổng được thiết kế thành công viên cây xanh kết hợp tổ chức dịch vụ du lịch xen kẽ theo hướng mở, tạo không gian thông thoáng, liên thông theo hướng bắc nam - đông tây. Công viên sẽ được bố trí thêm nhiều mảng xanh, bổ sung các dịch vụ tiện ích tại những vị trí thích hợp để phục vụ công cộng.
Doanh nghiệp được thuê đất trả tiền theo đất hàng năm để làm các công trình trên diện tích gần 2.900m2, gồm nhà dịch vụ ăn nhanh và giải khát, sân khấu biểu diễn ngoài trời, khu phụ trợ biểu diễn sân khấu, khu dịch vụ hồ bơi, nhà hàng Nga.
Riêng phần đất còn lại rộng hơn 21.700m2 không thu tiền sử dụng đất để xây dựng các công trình như công viên cây xanh, đường sử dụng chung và nhà vệ sinh công cộng.
Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa xây dựng hoàn thiện công viên Phù Đổng theo thiết kế được phê duyệt. Hiện, công viên Phù Đổng gần như không hoạt động, cảnh quan xung quanh nhếch nhác, cỏ hoang mọc um tùm…
Tỉnh Khánh Hòa đã giao UBND TP.Nha Trang có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Invest Park Nha Trang cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bàn giao phần diện tích đất hơn 21.700m2 tại bờ biển Nha Trang; đồng thời ấn định thời gian yêu cầu hoàn thành việc cung cấp hồ sơ, bàn giao mặt bằng khu đất nói trên theo đúng quy định.
Trường hợp công ty không thực hiện đúng thời gian, UBND TP.Nha Trang được phép làm các thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.
Trước đó, theo chủ trương của tỉnh Khánh Hòa, khu nghỉ mát 5 sao Evason Ana Mandara Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) chính thức ngừng đón khách lưu trú từ ngày 30/6, trả lại bãi biển để phục vụ các hoạt động xã hội, văn hóa.
Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang nằm trên đường Trần Phú - tuyến đường đắc địa ở TP. Nha Trang, được xây dựng từ những năm 1995.
Năm 2010, tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương thu lại trên 28.000m2 diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và 10.000m2 mặt nước biển của dự án Evason Ana Mandara Nha Trang để trả lại mặt biển phục vụ cộng đồng.
Để thực hiện việc di dời, tỉnh Khánh Hòa đã giao cho chủ đầu tư khu nghỉ mát trên 29ha đất tại khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh (huyện Cam Lâm) để xây dựng dự án Evason Ana Mandara Resort & Spa.
Sau khi trả lại bãi biển Nha Trang và di dời vào khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, khu nghỉ mát 5 sao Ana Mandara đã chính thức đón khách lưu trú trở lại tại đây.
Ven biển trung tâm TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), ở phía đông đường An Dương Vương là 3 khách sạn lớn: Bình Dương, Hải Âu và Hoàng Yến.
Vì mục tiêu phải giữ được sự thông thoáng cho bãi biển, không che chắn biển, năm 2019, tỉnh Bình Định có chủ trương di dời cả 3 khách sạn này.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định đã thông tin về việc di dời 3 khách sạn ven biển trên.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, hiện, 1 khách sạn trong số này đã hoàn tất các thủ tục di dời. 2 khách sạn còn lại sẽ thực hiện theo lộ trình, trong đó 1 công trình sẽ phải di dời vào cuối năm 2024.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định cho hay, ngay sau khi có chủ trương, khách sạn Bình Dương đã được UBND tỉnh Bình Định và Bộ Quốc phòng thống nhất các thủ tục để di dời vào cuối năm 2020.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ di dời; đồng thời bố trí khu đất mới rộng trên 3.000 m2 tại số 20 Nguyễn Văn Trỗi (TP. Quy Nhơn) để xây dựng khách sạn mới.
Tuy nhiên, do khu đất này có những hạn chế nên mới đây UBND tỉnh Bình Định đã bố trí lại khu đất khác tại số 66 Hàn Mặc Tử (TP. Quy Nhơn) với diện tích 2.800 m2. Hiện tỉnh đã ra quyết định giao đất cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và thống nhất để Binh đoàn 15 xây dựng xong khách sạn ở vị trí mới sẽ di dời.
Với khách sạn Hải Âu (hết hạn thuê đất tháng 10/2019) và Hoàng Yến (sẽ hết hạn thuê đất năm 2052) do vướng quy định pháp luật, UBND tỉnh Bình Định đã gửi văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc cho thuê đất. Hiện Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã có hướng dẫn cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.
Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định, quan điểm của lãnh đạo tỉnh là không ưu tiên phát triển nhà cao tầng dọc bờ biển. Toàn bộ không gian biển của vịnh Quy Nhơn là để làm công viên, trồng cây xanh phục vụ nhân dân.
“Tinh thần là không gia hạn thêm nhưng việc di dời, giải tỏa các khách sạn ven biển cần phải có lộ trình phù hợp, đúng quy định để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị", ông Thanh thông tin.
Bài học từ Đà Nẵng Từ 2006- 2013, hàng nghìn hecta đất ven biển đã được chính quyền TP.Đà Nẵng giao cho các doanh nghiệp để làm dự án, phát triển du lịch. Nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng bịt lối xuống biển của người dân, trong đó có những dự án xây hàng rào, rồi bỏ hoang gây bức xúc trong nhân dân. Tại các buổi tiếp xúc cử tri và các kỳ họp HĐND TP.Đà Nẵng, vấn đề mở lối xuống biển cho người dân được thảo luận khá nhiều. Từ năm 2018, câu chuyện trả lại lối xuống biển cho người dân được TP.Đà Nẵng thẳng thắn nhìn nhận và tìm cách tháo gỡ những tồn tại của lịch sử. Theo đó, Đà Nẵng đã thu hồi các dự án chậm triển khai cũng như thương lượng với các chủ đầu tư để mở mở lối xuống biển, phục vụ người dân. Hiện nay, nhiều lối xuống biển đã được TP.Đà Nẵng đầu tư, xây dựng phục vụ người dân địa phương. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.