TT Trump hé lộ hình ảnh thẻ vàng nhập cư 5 triệu USD của Mỹ
(VNF) - Ngày 4/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức giới thiệu chiếc "thẻ vàng" định cư đầu tiên của Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính sách nhập cư của quốc gia này.
Theo khảo sát mới đây của Kalinka Group, giới tài phiệt Nga đang có xu thế bán tháo bất động sản cao cấp ở Nga và đáng chú ý là hơn 30% làm điều đó với mục đích ra nước ngoài sinh sống.
"Phân tích hoạt động của các chủ sở hữu bất động sản cao cấp, chúng tôi ghi nhận triệu phú Nga đang tích cực rời quê hương. Đa số viện dẫn lý do kinh tế và chính trị bất ổn. Nhiều người thừa nhận Nga ngày càng trở nên khó làm ăn", bà Ekatherina Rumyantseva, chủ tịch hội đồng giám đốc Kalinka Group, chia sẻ.
Báo cáo The Wealth Report 2018 của Hãng tư vấn tài chính Knight Frank (Anh) ghi nhận có đến 58% tầng lớp siêu giàu Nga (tài sản trên 50 triệu USD) đã sở hữu quốc tịch thứ hai; 45% cân nhắc khả năng chuyển hẳn ra nước ngoài sinh sống.
Xu thế này đã manh nha từ năm 2014 và gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Liên minh châu Âu và Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga vào năm 2014 do những cáo buộc có liên quan đến xung đột ở Ukraine cũng như bán đảo Crimiea. Từ đó đến nay, các nước trên đã nhiều lần kéo dài lệnh này.
Sau thời gian chịu lệnh trừng phạt, kinh tế Nga trở nên chật vật với giá dầu giảm, lạm phát cao và một đồng tiền xuống giá khiến dòng vốn chảy khỏi đất nước.
Các khu vực công nghiệp Nga, từ thép đến khai thác mỏ, đã đi tiên phong trong việc bán cổ phiếu khi đồng Rúp sụt giảm giá trị. Thực tế, giá trị tài sản giảm mạnh trên khắp thế giới là nỗi đau đặc biệt đối với giới nhà giàu Nga.
Căn cứ vào tình hình bất ổn ở Nga, nhiều nhà tài phiệt nước này đã chọn phương án đưa tiền bạc của họ ra nước ngoài.
Từ đó, giới nhà giàu Nga mới nổi đối mặt thực tế giàu có nhưng thu nhập thấp, những ngôi nhà sang trọng không tạo ra tiền, trong khi khối tài sản như du thuyền, máy bay riêng, trực thăng riêng và các CLB bóng đá tốn phí hàng triệu USD mỗi năm.
Đối với một tỷ phú Nga trung bình, tình hình còn tệ hại hơn khi tiền tệ nước này mất giá thảm hại, họ phải chi tiêu bằng USD và bảng Anh. Trong khi đó, cổ tức từ những cổ phần ở các công ty Nga sụt giảm do đồng Rúp giảm giá trị.
Kinh tế Nga cũng chịu tổn thương bởi đợt vốn thoái vì nhiều người Nga chuyển tiền ra nước ngoài và đổi đồng Rúp Nga để lấy Euro cùng USD nhằm bảo vệ tài sản.
Mới đây nhất, Bộ Tài chính Mỹ ngày 6/4 thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào 38 cá nhân và thực thể của Nga.
Những đối tượng này bị cáo buộc tham gia vào "các cuộc tấn công mà nước này cho là của Nga nhằm phá hoại các nền dân chủ phương Tây". Đây được xem là loạt biện pháp trừng phạt nặng nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Nga.
Trong danh sách trừng phạt lần này có 7 nhân vật được xem là khá gần gũi với Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng 12 công ty mà những người sở hữu hoặc kiểm soát cũng nằm trong danh sách chịu các biện pháp trừng phạt. Ngoài ra còn có một loạt nhân vật chính trị có ảnh hưởng tại nước này như Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí nhà nước Gazprom Alexei Miller, Bộ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga Viktor Zolotov hay Tổng thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrouchev.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin, Mỹ triển khai những biện pháp này là nhằm đáp trả các hành vi mà nước này cho là "tiêu cực" của Nga trên toàn thế giới, bao gồm việc sáp nhập Crimea, cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine, sự ủng hộ đối với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các vụ tấn công mạng và hơn hết là các vụ tấn công tiếp diễn nhằm gây nguy hại cho các nền dân chủ phương Tây.
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich ngày 16/4 cho biết chính phủ Nga đang thảo luận tìm biện pháp hỗ trợ những công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Chính phủ Nga khẳng định sẵn sàng ứng phó trước hàng loạt biện pháp trừng phạt mới, đồng thời lưu ý các biện pháp trừng phạt đối với Nga càng mạnh thì càng gây thêm thiệt hại cho chính Mỹ và châu Âu.
>> Ấn Độ sẽ được mua dầu thô giảm giá 30% nếu giao dịch bằng tiền ảo Petro
(VNF) - Ngày 4/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức giới thiệu chiếc "thẻ vàng" định cư đầu tiên của Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính sách nhập cư của quốc gia này.
(VNF) - Thuế quan "Ngày giải phóng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể định hình lại ngành thời trang, vốn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là từ các nước châu Á. Các thương hiệu sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, đẩy gánh nặng lên người tiêu dùng, hình thành nên một môi trường đầy biến động trong thương mại quốc tế.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 đã ám chỉ rằng ông có thể cắt giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh cho phép ByteDance, chủ sở hữu TikTok của Trung Quốc, thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này để tránh lệnh cấm ở Mỹ.
(VNF) - Sau màn công bố thuế đối ứng gây bão của Tổng thống Mỹ Donald Trump, câu hỏi lớn nhất hiện tại là thuế đối ứng được tính dựa trên công thức nào.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Phố Wall đã hứng chịu mức lỗ nặng nề khi cả 3 chỉ số chính ghi nhận mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ năm 2020, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan sâu rộng trong 'Ngày giải phóng'.
(VNF) - Trong số 180 quốc gia, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, bị áp thuế trả đũa trong “Ngày giải phóng”, Nga không có tên trong danh sách.
(VNF) - Cuộc chiến thương mại đang leo thang trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald. Đây được xem là một thách thức đối với tất cả các nền kinh tế châu Á, cả lớn và nhỏ, trong thời đại mà khu vực đông dân nhất thế giới này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi mức thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump "không nên trả đũa".
(VNF) - "Đợt áp thuế quan lớn nhất từ trước đến nay của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi đi một thông điệp rõ ràng tới các công ty Mỹ và nước ngoài: Kỷ nguyên toàn cầu hóa đã kết thúc", theo Wall Street Journal.
(VNF) - Mức thuế mới 46% của Mỹ đối với Việt Nam có thể sớm làm tăng chi phí cho các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, đồ nội thất và đồ chơi, và một số tập đoàn trong số đó có thể tăng giá cho người tiêu dùng.
(VNF) - Các quốc gia Đông Nam Á, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mức thuế quan đối ứng quy mô lớn được chính quyền Trump công bố vào 2/4. Tuy nhiên, theo giới phân tích, có nhiều dấu hiệu cho thấy những con số về thuế quan đối ứng thực chất đã bị thổi phồng, hoặc thậm chí được tạo ra một cách tùy tiện.
(VNF) - Mỹ đã áp mức thuế quan lớn nhất từ trước đến nay đối với hầu hết các sản phẩm của Trung Quốc, nâng tổng mức thuế lên ít nhất 54%, một động thái có thể làm giảm mạnh lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ổn, mức thuế “Ngày giải phóng” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố không chỉ đặt ra thách thức lớn với các đối tác thương mại mà còn có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thuế quan diện rộng.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đóng lỗ hổng thương mại được sử dụng để vận chuyển các gói hàng giá trị thấp miễn thuế từ Trung Quốc, được gọi là "de minimis", theo Nhà Trắng.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế ít nhất 10% đối với các quốc gia có hàng xuất khẩu sang Mỹ, ngoại trừ một quốc gia đáng chú ý: Nga.
(VNF) - Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế quan toàn diện nhất từ trước đến nay của chính quyền ông, bao gồm mức thuế vượt quá 30% đối với các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam như một phần của làn sóng thuế đối ứng toàn cầu mới được công bố hôm 2/4.
(VNF) - Trong 2 tháng đầu nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã 2 lần giáng đòn thuế quan lên Trung Quốc và Bắc Kinh tỏ ra hầu như không hề nao núng. Tuy nhiên mức thuế quan trong “Ngày giải phóng” được cho sẽ là phép thử cuối cùng đối với mối quan hệ của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
(VNF) - Mặc dù nhiều chi tiết vẫn chưa được hé lộ, thông báo chính sách thương mại "Ngày giải phóng" của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được dự đoán sẽ là động thái thuế quan mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của vị tổng thống bị ám ảnh bởi thuế quan nhất trong lịch sử hiện đại.
(VNF) - Người dân Mỹ đã đổ xô đến các đại lý để mua xe trong tháng 3 trước nguy cơ giá tăng cao do thuế quan.
(VNF) - Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) vừa bàn giao chiếc máy bay C909 đầu tiên cho Lao Airlines. Đây là lần đầu tiên máy bay phản lực chở khách của Trung Quốc thâm nhập thị trường Lào, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình quốc tế hóa máy bay thương mại của Trung Quốc.
(VNF) - Những tỷ phú giàu nhất thế giới tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm tài sản đáng kể trong năm 2024, và xu hướng này chưa có dấu hiệu cải thiện trong quý I/2025. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị tài sản của 10 tỷ phú hàng đầu đã "bốc hơi" tới 203 tỷ USD.
(VNF) - Khoản đầu tư 40 tỷ USD định giá nhà sản xuất ChatGPT ở mức 300 tỷ USD, bao gồm cả vốn mới. Theo PitchBook, con số này gần gấp 3 lần số tiền mà một công ty công nghệ tư nhân trước đây huy động được.
(VNF) - Tại Washington, việc 2 cảng tại Kênh đào Panama được bán cho liên doanh do công ty Mỹ BlackRock đứng đầu được coi là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Mỹ đang mở rộng ở khu vực Trung Mỹ. Nhưng ở Trung Quốc, đây được coi là “chiến trường chính” trong sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
(VNF) - Giá vàng đạt mức đỉnh kỷ lục vào ngày 1/4, khi lo ngại rằng thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể thúc đẩy áp lực lạm phát và cản trở tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn.
(VNF) - Ngày 4/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức giới thiệu chiếc "thẻ vàng" định cư đầu tiên của Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính sách nhập cư của quốc gia này.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.