Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 12/5, tại TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công xây dựng tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
Tới dự có Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cùng đại diện các Bộ, ngành và lãnh đạo các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
Dự án đường liên kết có tổng chiều dài 42,55km, chạy qua địa bàn TP. Phổ Yên và huyện Đại Từ, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt từ ngày 12/11/2021, là dự án nhóm A, công trình giao thông cấp 1 sử dụng vốn đầu tư công; tổng mức đầu tư 3.781 tỷ đồng.
Đây là tuyến đường được xây dựng mới, có điểm đầu là cầu Hòa Sơn (đang xây dựng vượt sông Cầu), nối với huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, điểm cuối là đường tỉnh 261 tại vị trí giáp ranh với tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuyến đường có quy mô thiết kế từ 2 đến 8 làn xe, nền đường rộng từ 12 đến 47m (tùy đoạn), công trình trên tuyến gồm 11 cầu và 25 hầm chui dân sinh. Tuyến đường chạy qua địa bàn 8 xã, phường của TP. Phổ Yên với gần 2,5 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có khoảng 300 hộ bị giải tỏa hoàn toàn.
Tuyến đường cũng chạy qua các xã Cát Nê, Ký Phú và thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ với hơn 41ha đất được thu hồi, 245 hộ bị ảnh hưởng. Đến nay, đã có hơn 187ha (đạt gần 100% diện tích) được giải phóng mặt bằng, bàn giao, 13 khu tái định cư đã được hoàn thành để triển khai dự án.
Mục tiêu đầu tư dự án nhằm liên kết, kết nối các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang thông qua 5 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội và Tuyên Quang - Phú Thọ; kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc và Khu du lịch Quốc gia ATK Định Hóa.
Tuyến đường được kỳ vọng tạo thế và lực, tạo quỹ đất, khơi dậy tiềm năng phát triển giao thông, công nghiệp và đô thị, tạo thuận lợi trong lưu thông, phát triển kinh tế - xã hội; góp phần xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm của vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá cao những cố gắng của tỉnh Thái Nguyên trong chỉ đạo, triển khai dự án này.
Đây là tuyến đường kết nối với các tuyến cao tốc để đưa các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đến gần hơn với Thủ đô Hà Nội; tạo sự kết nối, thu hút đầu tư vào Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
Bộ trưởng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, quan tâm đến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp hành chủ trương, chính sách, tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng; phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án, sớm hình thành các khu đô thị, KCN trên tuyến.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu, nêu cao tinh thần, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng để dự án sớm được đưa vào khai thác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng khẳng định địa phương sẽ sát sao chỉ đạo, quản lý, phấn đấu hoàn thành dự án vượt tiến độ đề ra.
Ông Hùng cũng đề nghị chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, UBND TP. Phổ Yên và huyện Đại Từ tập trung phối hợp đẩy nhanh tiến độ GPMB, đẩy nhanh tiến độ triển khai, thi công, bảo đảm chất lượng công trình.
Đại diện các nhà thầu cam kết ngay sau lễ khởi công sẽ huy động tối đa lực lượng nhân lực, vật lực, máy móc, thiết bị thi công, sớm hoàn thành công trình trọng điểm này.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.