Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, TP. HCM đưa ra phương án Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. HCM, Ban quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM (Hepza) được quyền phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi các khu.
Thời gian vừa qua, cả Hepza và Khu công nghệ cao TP. HCM (SHTP) đều kiến nghị UBND TP. HCM sớm cho tái lập cơ chế một cửa tại chỗ. Trong 2 năm qua, rất nhiều nhà đầu tư đã nản lòng và không thể chờ đợi thêm vì thủ tục hành chính kéo dài quá lâu.
Theo một nhà đầu tư, quyền phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi các khu chỉ là thủ tục đầu tiên khi doanh nghiệp muốn xây dựng hay điều chỉnh dự án ở các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao, nhưng cũng đã gây khó khăn và nhiều nhiêu khê cho doanh nghiệp, chưa kể còn nhiều thủ tục khác.
Theo quy định hiện nay, thủ tục này do UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức hoặc Sở Quy hoạch kiến trúc TP. HCM phê duyệt. Sau đó, doanh nghiệp mới làm tiếp thủ tục khác để xin giấy phép xây dựng. Sự rườm rà, "nhiều cửa" khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp muốn điều chỉnh đồ án quy hoạch trong khu để xin giấy phép xây dựng dự án phải đi nhiều nơi chứ không phải "một cửa tại chỗ".
Đơn cử như trường hợp 1 công ty xây dựng cơ sở hạ tầng ở Khu chế xuất Tân Thuận đang làm thủ tục điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, thời gian kéo dài 2-3 năm nhưng chưa xong. Trong khi, thời hạn hoạt động của khu này chỉ còn 17-18 năm.
Theo một cán bộ của Hepza, các đơn vị chức năng được giao thêm quyền phê duyệt này không nắm rõ hết quy hoạch các khu nên việc văn bản trao đi đổi lại với nhau nhiều lần rất mất thời gian. Nếu doanh nghiệp điều chỉnh dự án chưa phù hợp, phải làm lại thủ tục từ đầu. Đó chưa kể các KCN nằm trên địa bàn từ 2 quận, huyện khác nhau thì thủ tục, giấy tờ lại càng nhiều khê.
“Giao quyền này cho Các khu chế xuất và KCN TP. HCM thì đơn vị này làm nhanh cho nhà đầu tư, giúp ích thêm thu hút đầu tư của thành phố. Ngoài việc đã được ủy quyền, phân cấp như: cấp phép đầu tư, xây dựng, môi trường, bây giờ giao thêm quyền về quy hoạch nữa thì rất toàn diện để giải quyết nhanh và hỗ trợ nhà đầu tư”, bà Hoàng Thương, một nhà đầu tư khu công nghiệp tại TP. HCM nói.
Trao đổi với báo giới gần đây, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, TP đang tập trung thực hiện mô hình phát triển mới theo hướng tăng cường kết nối các KCN, KCX để hình thành các cụm liên kết công nghiệp, tập trung thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Từng bước hoàn thiện quy hoạch, thể chế, chính sách, hành lang pháp lý; thực hiện phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ hơn trong giải quyết thủ tục hành chính.
Các KCN, KCX phải là một trong những ngành đi đầu trong chuyển đổi số, phục vụ tốt hơn các hoạt động về đầu tư, thương mại, xây dựng, lao động, thực hiện hiệu quả cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Việc TP. HCM đề xuất xây dựng cơ chế ủy quyền, giao quyền cho SHTP, Hepza được quyền phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 như nghị quyết mới được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính (CCHC) nhằm hiện thực hóa mong muốn giải quyết thủ tục theo cơ chế “một cửa tại chỗ” ở các KCN, KCX, rất thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban SHTP cho rằng: "Doanh nghiệp đều rất mong muốn Khu Công nghệ cao TP. HCM được tái lập lại cơ chế “một cửa”. Quy định về phân cấp, phân quyền trong nghị quyết mới giúp TP. HCM tháo gỡ khó khăn, “cởi trói” cho doanh nghiệp, hạn chế được tình trạng nhiều cửa đi nhiều nơi. Đây sẽ là đột phá trong CCHC, tạo niềm tin cho doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, KCX ở TP. HCM".
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.