Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, bước vào năm 2023, TP. HCM chịu 3 tác động lớn.
Một là hạ tầng, đây là vấn đề tồn tại nhiều năm chưa giải quyết được với rất nhiều dự án bị vướng. Hai là chính quyền thành phố chưa đánh giá hết những tác động lên cộng đồng kinh doanh, bởi TP. HCM có khoảng gần 400.000 hộ kinh doanh và kinh tế phi chính thức vẫn chưa thống kê được, trong khi đó nhiều đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19 tới nay vẫn chưa cải thiện được. Ba là, tác động bất ổn của vĩ mô từ quý IV/2022 tiếp tục lan sang năm nay.
Để kinh tế sớm phục hồi, TS Trần Du Lịch kiến nghị phải tăng sức mua cho thị trường bằng cách triển khai chính sách kích tổng cầu nội địa, thông qua 2 công cụ của nhà nước và công cụ của doanh nghiệp.
Công cụ của nhà nước là nghiên cứu tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng theo từng ngành, không chỉ giảm xuống 8% như vừa qua mà cần giảm xuống 5-6%. Bên cạnh đó là cần đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, kích cầu thị trường nội địa thông qua tín dụng tiêu dùng.
Công cụ của doanh nghiệp là các chiến dịch giảm giá để kích thích thị trường. Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, nếu không thúc đẩy thị trường nội địa thì doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng lớn.
TS Trần Du Lịch cho biết có 2 giải pháp căn cơ và tình thế cho TP. HCM. Giải pháp tình thế là rà soát những điểm nghẽn có thể xử lý được để khơi dòng vốn đầu tư công và thúc đẩy sự trỗi dậy của thị trường bất động sản. Giải pháp căn cơ là chờ đợi Quốc hội thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 54. Nếu được thông qua và áp dụng ngay, lần đầu tiên thành phố có quyền tự chủ rất lớn, sẽ có hàng chục dự án, chương trình dự án sẽ được triển khai ngay.
Nói về giải pháp nguồn vốn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP. HCM, cho hay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM đã được xây dựng từ đầu năm.
Chương trình có 20 ngân hàng đăng ký thực hiện gói hỗ trợ tín dụng với quy mô đạt 453.070 tỷ đồng, cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý gắn với việc tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp; cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên với lãi suất ưu đãi; cho vay hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định 31 của Chính phủ.
Đến nay, chương trình đã giải ngân 117.000 tỷ đồng cho 31.492 khách hàng, bằng 25,8% gói tín dụng các ngân hàng đăng ký trong năm 2023.
Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp gắn với giảm lãi suất cho vay, giảm áp lực trả nợ vay là giải pháp cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp về vốn, chí phí sử dụng vốn và trả nợ vay ngân hàng khi gặp khó khăn về dòng tiền, về tiêu thụ sản phẩm…
Chia sẻ về thực trạng của các ngành nghề, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho hay nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang đi vào giai đoạn suy thoái, nên thị trường Việt Nam cũng bị tác động rất nhiều.
Nếu như mức tăng trưởng của ngành bán lẻ năm 2022 là 22% thì năm 2023 theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ 17,5%. Tuy nhiên, thực tế những tháng đầu năm, con số này còn thấp hơn. Thống kê của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng cho thấy không có nhà bán lẻ nào trong quý I/2023 tăng trưởng dương.
Một yếu tố khác tác động tiêu cực đến thị trường bán lẻ cũng được ông Đức nhắc đến là thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản. Ông cho hay mặt bằng trống rất nhiều nhưng thực tế giá thuê không giảm nên mạng lưới thị trường bán lẻ không thúc đẩy được.
TP. HCM và cả nước cần triển khai để hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành bán lẻ phát triển, đó là cần hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong đó, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%, cần triển khai càng sớm càng tốt để kích cầu, qua đó doanh nghiệp có thêm trợ lực mới, ông Đức nói.
Ở một góc độ khác, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, nhìn nhận những khó khăn của ngành bất động sản, du lịch đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành xây dựng Việt Nam.
Theo ông, Việt Nam có nhân lực chất lượng cao gấp 3 lần thế giới nhưng nguồn việc lại không tăng, thậm chí đã giảm đi rất nhiều. Nhiều dự án trong những năm gần đây không thể triển khai, hàng loạt dự án không được cấp phép…
Ngành bất động sản, ngành du lịch song hành với ngành xây dựng, vì vậy tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản cũng là tháo gỡ khó khăn cho ngành xây dựng, du lịch, qua đó các ngành liên quan như: vật liệu xây dựng, nhà thầu, đơn vị thi công, dịch vụ nội thất... cũng được kéo lên.
Nhìn từ phía của người làm du lịch, ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), cho rằng để phục hồi, phát triển ngành du lịch của TP. HCM thì các ngành kinh tế khác phải phục hồi trước.
Giao thông phát triển đi trước, sản phẩm du lịch sẽ phát triển ngay theo sau. Do đó, TP. HCM cần đầu tư phát triển hạ tầng giao thông du lịch như: hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, hệ thống cảng du lịch tàu biển, tàu sông chuyên dụng… - ông kiến nghị.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.