Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đây là chia sẻ của ông Trương Xuân Danh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh trong cuộc trả lời phỏng vấn với BizLIVE, sau hàng loạt "biến cố" dồn dập xảy đến với doanh nghiệp được coi là "quán quân" làm nhà giá rẻ.
Làm nhà giá rẻ rất… khó!
- Năm 2017, nhiều người tin rằng thị trường nhà giá rẻ sẽ bùng nổ, sau khi một số doanh nghiệp lớn tuyên bố tham gia phân khúc này. Ông đánh giá ra sao về thị trường nhà giá rẻ năm 2017?
Ông Trương Xuân Danh: Theo báo cáo của Woldbank mới đây,thị trường nhà ở Việt Nam, có đến 80% nhu cầu thị trường thuộc phân khúc giá rẻ. Trong khi người Việt Nam đa số thu nhập thấp, nên đây là thị trường có sự tăng trưởng lâu dài, chứ không chỉ một hai năm.
Việc nguồn cung thị trường chủ yếu là căn hộ cao cấp trong năm qua và có dấu hiệu dư cung căn hộ cao cấp nên trong năm 2017, thị trường khó là khó với phân khúc cao cấp, chứ nhà bình dân chắc chắn sẽ rất sôi động.
- Năm 2017, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia làm nhà giá rẻ. Việc Tập đoàn Mường Thanh cho ra sản phẩm căn hộ 500 triệu đồng phải chăng doanh nghiệp nổi tiếng làm nhà giá rẻ như Mường Thanh cũng đang chịu áp lực cạnh tranh?
Chúng tôi đưa ra căn hộ 500 triệu không phải vì áp lực cạnh tranh. Đơn giản vì chúng tôi thấy có thể bán được với giá đấy tại dự án Thanh Hà.
Trên thực tế, với giá bán chỉ 9,5 triệu đồng/m2, giá căn hộ dự án Thanh Hà chỉ từ 470 triệu đồng/căn hộ thôi. Đây là mức giá thấp nhất rồi và doanh nghiệp có lãi rất ít. Bởi nhiều dự án nhà ở xã hội hiện nay, họ nhận được nhiều ưu đãi về thuế, lãi vay, giá đất, lợi nhuận bị khống chế 10%, nhưng giá bán đã lên đến trên 12 - 15 triệu đồng/m2 rồi.
Lần đầu tiên một dự án nhà giá rẻ của Tập đoàn Mường Thanh bị khách hàng thờ ơ vì xa trung tâm. Ảnh dự án Thanh Hà, quận Hà Đông của Tập đoàn Mường Thanh.
Tôi cho rằng, làm nhà "cao cấp" mới dễ. Vì ở ta làm gì có tiêu chí thế nào gọi là nhà cao cấp, nên ở nhiều dự án, nếu tính các chi phí chỉ khoảng 20 triệu đồng/m2, nhưng nhiều doanh nghiệp bán giá lên đến 30-40 triệu đồng/m2.
Còn làm nhà giá rẻ thì rất khó. Bởi sắt thép, xi măng đã có đơn giá, doanh nghiệp sẽ không dám ăn bớt để tiết giảm chi phí, vì việc đó là không thể.
- Nói như vậy, ông cho rằng, sẽ không có nhiều doanh nghiệp sẽ làm được nhà giá rẻ như Mường Thanh?
Tôi nói vậy không có ý chúng tôi làm được nhà giá rẻ thì các doanh nghiệp khác không làm được.
Ngay cả làm được rồi, thì việc bán được nhà cũng là vấn đề khó khăn khác. Bởi người mua nhà giá rẻ ít tiền, nhưng lại đòi hỏi sản phẩm phải "ngon, bổ, rẻ".
Thực tế, nhiều người vẫn nghĩ đến nhà giá rẻ của Mường Thanh là lem nhem. Vì thế, việc Vingroup tuyến bố làm nhà giá rẻ, nhiều người vẫn còn mơ hồ việc Vingroup làm các dự án nhà ở tốt thế, nhiều tiện ích thế, thì nhà giá rẻ cũng phải như thế nào đó. Vì thế, sự kỳ vọng quá lớn hiện nay của khách hàng sẽ là một thách thức lớn đối với Vingroup.
Tuy nhiên, khách hàng cũng phải nhận thức được rằng, doanh nghiệp làm nhà giá rẻ không phải đi làm từ thiện, mà họ vẫn phải có lợi nhuận.
Chúng tôi chấp nhận rủi ro
- Cuối năm 2015, Hà Nội dừng cấp phép dự án mới cho Tập đoàn Mường Thanh. Là người trong cuộc, ông cho rằng việc Hà Nội dừng cấp phép dây dựng này có thỏa đáng? Và doanh nghiệp đã rút ra bài học gì sau vụ việc này?
Thời điểm Hà Nội dừng cấp phép rơi vào thời điểm sau vụ cháy tại dự án Xa La nên việc ngừng cấp phép là để rà soát vấn đề cháy nổ các dự án cảu Mường Thanh.
Về phía Mường Thanh, chúng tôi đã nhận thức được vấn đề nên đã củng cố ngay vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở các dự án.
Cái này, đúng là không doanh nghiệp nào muốn, vì nó rất tai tiếng. Chúng tôi là doanh nghiệp làm kinh doanh, khách hàng người ta nhìn vào đấy, thấy thông tin trên báo chí nói nhiều về việc ấy nên cũng bị tác động. Cái này chúng tôi cảm nhận rõ nhất.
Chúng tôi chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, nên những thông tin tiêu cực, chúng tôi đã phải hứng chịu.
- Hiện nay, ở rất nhiều dự án Mường Thanh triển khai, vấn đề tắc đường đã trở nên nghiêm trọng. Nhiều người nhìn nhận hệ quả này, Mường Thanh như một tội đồ. Ông nghĩ sao về việc này?
Ở Việt Nam, các thành phố, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phát triển có đặc thù chung là dân nhập cư tràn về không kiểm soát được. Ngay cả chính quyền họ cũng không kiểm soát được vấn đề này.
Tại khu đô thị Linh Đàm, cách đây 10 năm quy hoạch lý tưởng lắm, đã trở thành khu đô thị kiểu mẫu. Nhưng thời kỳ đó làm gì có người, nên họ xây nhà thấp tầng và không có tầng hầm.
Sau này dân nhập cư nhiều, chính quyền cũng không quy hoạch được. Còn doanh nghiệp thấy nhu cầu nhiều thì làm. Có nhà thì phải bán. Doanh nghiệp không thể thấy tắc đường thì không làm nữa. Vấn đề là nhà làm quy hoạch họ không lường trước được. Doanh nghiệp là yếu tố thụ động, bản thân họ không thể làm thay được các chức năng của nhà quản lí.
- Là doanh nghiệp có dự án diễn ra nhiều sự kiện cháy nổ trong quá khứ. Việc Mường Thanh làm dự án giá "siêu rẻ" tại khu đô thị Thanh Hà, quận Hà Đông, liệu có thể đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy không thưa ông?
Hiện nay, tiêu chuẩn PCCC dự án nhà cao tầng tại Hà Nội ngày càng được nâng cao. Các dự án nhà giá rẻ của chúng tôi để triển khai được, chắc chắn phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng và đáp ứng được các tiêu chuẩn PCCC khắt khe hiện nay.
- Được biết mới đây, nhà "siêu rẻ" dự án Thanh Hà đã được chào bán ra ngoài thị trường. Với mức giá rất rẻ, căn hộ dự án Thanh Hà có được chào đón như các dự án trước đó không thưa ông?
Phải thừa nhận đợt chào bán mới đây, dù giá rẻ, nhưng không có nhiều người mua.
Tuy nhiên, tôi tin, giá nhà đất tại dự án Thanh Hà sẽ còn tăng và được khách hàng quan tâm hơn trong năm 2017. Bởi tuyến đường kết nối dự án Thanh Hà đến vành đai 3 do Bitexco đang triển khai, sẽ rút ngắn khoảng cách từ dự án này vào trung tâm chỉ còn 3km.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.