Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Đây là nội dung tờ trình về việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vừa được các ông: Võ Ngọc Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum ký gửi Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, lãnh đạo chính quyền 3 địa phương muốn Thủ tướng sớm chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có chiều dài 160 km, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 sẽ đầu tư theo quy mô 2 làn xe, chiều rộng nền đường 17,25 m. Trong giai đoạn này sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình cầu, cống và hầm qua đèo An Khê, Mang Yang. Tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó quy mô GPMB theo quy hoạch 4 làn xe. Giai đoạn 2026 – 2030 sẽ đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng để hoàn chỉnh tuyến đường theo quy hoạch với quy mô 4 làn xe.
Hình thức đầu tư Dự án được đề xuất là ngân sách Nhà nước, huy động vốn ODA và thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế tham gia dưới hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, BT hoặc BTO.
Theo quy hoạch, tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và tại Km10, tuyến giao với cao tốc Bắc – Nam phía Đông tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; điểm cuối giao với tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây tại khu vực Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, hướng tuyến đi song song với Quốc lộ 19 hiện hữu.
Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có tính chất đặc biệt quan trọng đối với 3 địa phương, góp phần hình thành trục cao tốc kết nối các cảng biển Nam Trung Bộ với khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia cũng như vươn xa kết nối với các nước Thái Lan, Myanma.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.