Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Lawrence Klein (1920) là người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1980 vì đã tạo ra các mô hình kinh tế lượng và vận dụng chúng để phân tích những biến động kinh té và tăng trưởng kinh tế. Ông là người đã tìm ra cách phát triển các ứng dụng cho mô hình kinh tế lượng. Cùng với một sinh viên sau đại học là Authur Goldberger, ông đã phát triển mô hình được nhiều người coi là mô hình Keynes tốt nhất đầu tiên về nền kinh tế lớn.
Khi giảng dạy ở Pensilvania, Klein tiếp tục phát triển các mô hình kinh tế vĩ mô lớn. Những mô hình được gọi là mô hình Wharton hiện vẫn còn được sử dụng để dự báo những thay đổi về thuế, giá dầu mỏ và các tham số quan trọng khác về kinh tế. Klein cũng góp phần phát triển các mô hình kinh tế lượng của Ixaren, Mehico và một số nước khác.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Mô hình Klein - Goldberger: Một mô hình Kinh tế lượng cỡ vừa của nền kinh tế Mỹ cho giai đoạn 1929-1952 (không kể cả giai đoạn 1942-1945) đã có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc xây mô hình kinh tế lượng từ thời gian xuất bản năm 1955 đến nay.
Mô hình Wharton: Một mô hình gồm 76 phương trình về nền kinh tế Mỹ phát triển từ mô hình Klein - Goldberger (K-G) nhưng có 4 điểm khác biệt:
1. Mô hình này sử dụng dữ liệu tính toán trên cơ sở quý, Mô hìn K-G tính trên cơ sở năm.
2. Mô hình này được thiết kế chủ yếu được dùng để dự đoán hành vi kinh tế cụ thể là thu nhập quốc dân và mức việc làm.
3. Mô hình này được phân tán tới một mức độ lớn hơn nhiều và có một khu vực tiền tệ phát triển hơn nhiều.
4. Hàm sản xuất được thiết lập dựa trên các hàm kiểu COBB-DOUGLAS.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.