Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 8/10, kỳ họp thứ 10 (kỳ họp bất thường) HĐND TP. HCM khoá IX đã chính thức khai mạc. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Nguyễn Thiện Nhân; Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong.
Tại kỳ họp, Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Liêm đã trình HĐND thành phố tờ trình về dự án xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch (HBSO). Đây là nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2). Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP (từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, Quận 1).
Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018-2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.
Theo UBND thành phố, việc xây dựng nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết và cấp bách. Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố mang tên Bác.
"Trước đây vào thời Pháp thuộc, TP. HCM có 3 nhà hát: Nhà hát Opera (nay là Nhà hát thành phố), Nhà hát Phiharmonie (nay là Kho bạc thành phố) và Nhạc viện thành phố. Nay chỉ còn Nhà hát thành phố còn giá trị của một nhà hát đúng nghĩa, các nhà hát xây dựng sau giải phóng như Hòa Bình, Bến Thành hiện đang xuống cấp cũng như không đạt tiêu chuẩn để có thể tổ chức các buổi diễn theo yêu cầu của các đoàn, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế", ông Liêm lý giải.
Nhà hát Giao hưởng - nhạc, vũ kịch TP. HCM được thành lập từ năm 1993, thành phố đã dự kiến xây nhà hát tại số 23 Lê Duẩn (trụ sở Công ty Xổ số Kiến thiết TP.HCM) nhưng địa điểm này được đánh giá không phù hợp. Đến cuối năm 2012, UBND TP.H CM đã chấp thuận chủ trương xây nhà hát trong công viên 23/9. Tư vấn, thiết kế nhà hát do các Công ty Busmann Haberer, Muller, Inros Lackner (Đức). Nhà hát tại công viên 23/9 được giới hạn bởi các con đường Tôn Thất Tùng, Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, mặt tiền nhìn ra chợ Bến Thành, dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2015. Tuy nhiên, kế hoạch đã không thực hiện được vì nhiều lý do khác nhau.
Khu đất số 23 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM trước khi mang ra bán đấu giá là trụ sở của Công ty Xổ số kiến thiết TP. HCM. Tháng 6/2015, khu đất 23 Lê Duẩn có diện tích 3.000m2, chiều ngang mặt tiền Lê Duẩn 55m, tọa lạc tại khu vực sang trọng bậc nhất của thành phố được mang ra bán đấu giá với giá khởi điểm là 588 tỷ đồng. Khu đất được quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng và dịch vụ với chiều cao tối đa 100m.
Phiên đấu giá công khai khu đất có diện tích 3.000m2, chiều ngang mặt tiền Lê Duẩn 55m được thực hiện vào ngày 23/6/2015 với mức giá khởi điểm là 588 tỷ đồng, thu hút sự tham gia của hầu hết các đại gia nhà đất Việt Nam.
Tiếp đó, trong hai phiên tiếp theo, mức giá được đẩy lên 1.000 tỷ đồng. Ở mức giá này đã có sáu đại gia bỏ cuộc, ba đơn vị còn lại là Tân Hoàng Minh, ông Jonathan Hạnh Nguyễn và Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco).
Sau rất nhiều vòng đấu giá, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã trở thành chủ nhân của khu “đất kim cương” này với giá 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm. Mức giá này cao hơn 2 tỷ đồng so với mức giá của đấu thủ về nhì là Công ty Đại An và cao hơn 8 tỷ đồng và 15 tỷ đồng so với mức bỏ giá của Thaco và ông Jonathan Hạnh Nguyễn.
Số tiền 1.430 tỷ đồng cũng là số tiền kỷ lục từ trước đến nay mà TP.HCM thu được thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Bình quân, mỗi m2 có giá trị khoảng 470 triệu đồng.
Thế nhưng ngay sau khi UBND TP. HCM phê duyệt kết quả đấu giá thì Tân Hoàng Minh lại có văn bản đề nghị hủy kết quả. Doanh nghiệp cho rằng đơn vị tổ chức đấu giá đã có sai phạm về bước giá, và cũng không nộp số tiền đã trúng đấu giá. Do vậy, thành phố đề nghị các đơn vị liên quan tham mưu để giải quyết.
Bất ngờ, trong tháng 6, Tân Hoàng Minh lại có văn bản gửi UBND TP.HCM, đề nghị được tiếp tục mua khu đất 23 Lê Duẩn. Trong thời gian này, Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Trung Nam lại đề xuất thành phố bổ sung khu đất này vào danh sách các khu đất hoán đổi cho hợp đồng BT của một dự án chống ngập mà công ty này làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 12/2016, UBND TP. HCM có văn bản chỉ đạo đến hết ngày 30/12/2016, nếu Tân Hoàng Minh không nộp hết số tiền trúng đấu giá, thành phố sẽ hủy kết quả để tổ chức đấu giá lại.
Đúng vào “phút chót”, Tân Hoàng Minh cho biết đã hoàn tất thủ tục nộp số tiền 1.430 tỷ đồng theo Quyết định 3877-QĐ-UBND để chính thức trở thành chủ sở hữu mảnh đất vàng tại 23 Lê Duẩn, quận 1, TP. HCM vào ngày 29/12/2016 (trước hạn chót chỉ 1 ngày).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.