'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, ngày 19/3/2019, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) vừa có văn bản số 20/HHVN-ĐT gửi Bộ GTVT về việc xin chỉ đạo, hướng dẫn kết luận của Thanh tra Chính phủ về cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn. Cụ thể là việc đàm phán thu hồi 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Trong văn bản này, ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vinalines chỉ rõ, khoảng hơn 10 ngày trước đó, bằng văn bản số 88/TB-VPCP ngày 8/3/2019, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo: “Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hướng dẫn Vinalines khẩn trương thực hiện việc thu hồi 75,01% cổ phần đã chuyển nhương cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (gọi tắt là Công ty Hợp Thành) theo kết luận thanh tra.
Tiếp đó, ngày 14/3, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Văn Công đã chủ trì buổi làm việc giữa Vinalines và Hợp Thành để thống nhất một số nội dung thực hiện kết luận thanh tra.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đã chỉ đạo Công ty Hợp Thành cung cấp tài liệu và đề xuất phương án giá cho Vinalines. Hai bên tiếp tục đàm phán các nội dung Hợp đồng chuyển giao 75.01% cổ phần Cảng Quy Nhơn và báo cáo Bộ GTVT phương án đề xuất giá vào ngày 22/3/2019.
“Tại buổi làm việc ngày 18/3/2019, Hợp Thành đã chuyển cho Vinalines báo cáo tài chính tổng hợp đã kiểm toán các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và phương án đề xuất giá không chính thức. Theo phương án, giá trị thanh toán Hợp Thành đề xuất là hơn 751 tỷ đồng”, ông Phạm Tuấn Anh nêu rõ.
Về con số hơn 751 tỷ đồng, Vinalines cho biết Công ty Hợp Thành đưa ra 4 lý do. Thứ nhất là giá mua cổ phần Công ty Hợp Thành đã thanh toán cho Vinalines để nhận chuyển nhượng 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn (hơn 415 tỷ đồng).
Thứ hai là giá trị tài sản gia tăng của Cảng Quy Nhơn trong giai đoạn công ty Hợp Thành tham gia quản lý điều hành (hơn 336 tỷ đồng).
Thứ ba, chi phí cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp cùng ngành cảng biển (78,4 tỷ đồng).
Thứ tư là giá trị đầu tư công sức, chất xám, trí tuệ trong giai đoạn quản lý, điều hành để nâng cao năng suất, doanh thu, lợi nhuận cho Cảng Quy Nhơn và mức tổn thất của nhà đầu tư trong lợi nhuận kế hoạch tương lai đã xác định trong phương án kinh doanh mất đi khi thực hiện thoái 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn (26,5 tỷ đồng).
Theo Vinalines, từ khi tham gia quản lý, điều hành Cảng Quy Nhơn, Hợp Thành chưa đầu tư thêm vốn, tài sản vào Cảng Quy Nhơn. Vốn điều lệ doanh nghiệp vẫn giữ nguyên 404,09 tỷ đồng như thời điểm cổ phần hóa Cảng và thời điểm chuyển nhượng số cổ phần trên.
Tài sản của Cảng Quy Nhơn gia tăng từ nguồn lực tài chính của Cảng và nguồn vốn vay thương mại. Trong khi, phương án đề xuất giá của Công ty Hợp Thành bao gồm cả tài sản được cảng Quy Nhơn đầu tư, mua sắm trong giai đoạn 2014-2018, điều này không đúng theo ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại thông báo số 88/TB-VPCP là các định các khoản đầu tư, chi phí hợp lệ mà Hợp Thành đã bỏ ra kể từ khi nhận chuyển nhượng đến khi hoàn trả 75,01%.
Văn bản của Vinalines khẳng định qua thời gian làm việc với Hợp Thành, tổng công ty nhận thấy việc đàm phán phương thức và thống nhất giá trị thanh toán sẽ còn tiếp tục kéo dài. Bởi giá trị Hợp Thành đề xuất quá cao, không đúng theo ý kiến của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.
“Việc tiếp tục kéo dài thời gian đàm phán có thể dẫn đến rất nhiều bất lợi khi Vinalines chính thức tiếp nhận 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn mà không thể lường trước được. Nhà đầu tư có thể tạm ứng lợi tức năm 2019 ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của Cảng Quy Nhơn giai đoạn tiếp theo, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Cảng Quy Nhơn…”, Vinalines nhấn mạnh.
Để sớm thực hiện Kết luận Thanh tra theo thông báo số 88/TB-VPCP, Vinalines kính đề nghị Bộ GTVT có văn bản hướng dẫn cụ thể cho Vinalines phương thức triển khai cụ thể để sớm tiếp nhận 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Việc trả lại cảng Quy Nhơn bất ngờ gặp rắc rối khi Công ty Hợp Thành định giá gấp đôi so với giá trị 75,01% cổ phần đã mua
Mới đây, tại cuộc họp báo chiều 28/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết cuối tháng 2/2019, Bộ GTVT đã có văn bản hủy bỏ hai văn bản do bộ này ban hành liên quan đến chuyển nhượng cổ phần cảng Quy Nhơn.
Cụ thể, Bộ đã giao Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) làm việc với Công ty Hợp Thành, thống nhất nguyên tắc thu lại 75,01% cổ phần đã bán (tương đương 30.312.262 cổ phiếu).
Trước đó, tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn. Trong đó, đáng chú ý Bộ GTVT có hai văn bản cho Công ty Hợp Thành thỏa thuận trực tiếp khi chưa được Thủ tướng cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm các văn bản pháp luật. Vì vậy, hai văn bản này phải được xem xét, hủy bỏ; hơn 75% cổ phần Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành phải được xử lý thu hồi về sở hữu nhà nước.
Hé lộ chân dung “ông chủ” Công ty Hợp ThànhTheo điều tra của VietnamFinance, Công ty Hợp Thành là doanh nghiệp hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực khai khoáng, luyện thép, bất động sản, xây lắp... người đứng đầu là ông Lê Hồng Thái, sinh năm 1974, quê gốc Thái Bình. Năm 2002, ông Lê Hồng Thái thành lập Công ty TNHH Hợp Thành tại Thành phố Thái Bình, chuyên sản xuất xơ sợi polyester. Sáu năm sau ông Lê Hồng Thái giữ vai trò Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico (PVC-IMICO) - đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Cuối tháng 9/2010, cựu Chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh ký tờ trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Uỷ viên HĐQT của PVC. Ông Thái là đại diện do nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và CTCP Chứng khoán Thăng Long đề cử. Trở lạ với Công ty Hợp Thành - nhà đầu tư chiến lược sở hữu Cảng Quy Nhơn được ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007 và nhanh chóng phát triển trở thành một tập đoàn đa ngành với quy mô rất lớn. Sau 6 năm hoạt động, vào thời điểm bắt đầu thâu tóm Cảng Quy Nhơn (năm 2013), Khoáng Sản Hợp Thành có tổng tài sản 2.733,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 460 tỷ đồng, nắm trong tay một loạt công ty con như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hoá Cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty Khoáng sản Miền Trung... Cũng trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, Công ty Hợp Thành đầu tư mạnh vào mảng bất động sản với dự án 69 Nguyễn Du, dự án xây dựng tòa nhà văn phòng Mitec, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, dự án HH3–Khu đô thị Nam An Khánh, tòa nhà văn phòng số 2 Lê Văn Lương... Năm 2011, Khoáng sản Hợp Thành là 1 trong 5 chủ đầu tư thứ cấp mua 46,8 ha tại dự án Vincom Village với giá trị 770 triệu USD (Hợp Thành mua 30 triệu USD). Sau thời gian phát triển nhanh chóng, đến năm 2017, các dự án của Công ty Hợp Thành đi vào thoái trào, nợ đọng và bị thu hồi. Đáng chú ý là việc phải trả lại Cảng Quy Nhơn cho Vinalines đang được ông Lê Hồng Thái âm thầm rút vốn. Được biết, tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi ngày 30/3/2017 cho thấy ông Lê Hồng Thái đã rút hết 45% vốn tại Khoáng sản Hợp Thành. Vợ và con trai ông vẫn giữ lại lần lượt 36% và 19% của doanh nghiệp có vốn điều lệ 660 tỷ đồng này. Trước đó, vào tháng 11/2016, ông Lê Hồng Thái cũng đã rút toàn bộ 53,87% vốn tại Công ty TNHH Hợp Thành - doanh nghiệp do chính tay ông gây dựng cách đây 15 năm. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.