'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vấn đề Quy hoạch đô thị ven sông Hồng đã được UBND TP. Hà Nội nhắc đến rất nhiều lần và từ rất lâu nhưng đến nay, hiện trạng tái khởi động dự án bên 2 bờ sông vẫn chỉ đang dừng lại ở mức triển khai kế hoạch và chưa có hướng đi cụ thể.
Tháng 10/2016, Hà Nội đã có ý định quy hoạch lại khu đất khổng lồ dọc 2 bên bờ sông Hồng. Cụ thể, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, UBND quận Tây Hồ và Ba Đình thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến việc triển khai dự án Trấn Sông Hồng (Song Hong City). Hà Nội yêu cầu trong trường hợp quy mô dự án không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, để đảm bảo môi trường đầu tư, đề nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc giới thiệu cho nhà đầu tư địa điểm khác phù hợp với quy hoạch để nhà đầu tư lập dự án, báo cáo UBND TP xem xét quyết định.
Phối cảnh dự án đô thị ven sông Hồng
Theo TS. Trương Văn Quảng, Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sông Hồng có nhiều lợi thế để phát triển đô thị ven sông: “Sông Hồng là dòng sông kiến tạo nên lịch sử, các đô thị gắn với sông đã phát triển từ xưa với quan điểm “nhất cận thị, nhị cận giang”. Với lợi thế đường thủy, chúng ta có thể giao thương với các đô thị lân cận. Đứng về góc độ phong thủy, mặt nước ven sông là hành lang điều tiết các vấn đề tiểu vi khí hậu trong đô thị, hành lang lưu thông, không khí, gió, ánh nắng, tạo sinh khí cho đô thị phát triển. Thêm vào đó, trong lòng sông cũng lưu trữ nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống”.
Dự án khu đô thị ven sông Hồng được phía nhà đầu tư Singapore lựa chọn xây dựng trên mảnh đất ngoài đê ở khu vực An Dương từ năm 1994. Tuy nhiên, trải qua gần 24 năm, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy cho nhiều lý do khác nhau.
Sau đó, dự án “Thành phố ven sông Hồng” (Song Hong City) tiếp tục được các nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất. Năm 2010, TP. Hà Nội đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, xin ý kiến tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội. UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị được trở thành cơ quan chủ trì tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cơ bản sông Hồng trên cơ sở quy hoạch phân khu, quy hoạch thoát lũ và quy hoạch đê điều đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Điều đáng nói, từ năm 2010 – 2016, việc triển khai tái khởi động lại dự án vẫn chỉ loanh quanh ở câu chuyện tái quy hoạch và hiển nhiên là vẫn rất chậm.
Đến giữa tháng 1/2017, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung tiếp tục chỉ đạo giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng) là đơn vị đầu mối chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu, lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng (theo yêu cầu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời) để tái khởi động lại siêu dự án này.
Giải thích về nguyên nhân Dự án cứ bị lần lữa mãi, TS. Trương Văn Quảng cho rằng, có thể do nguồn lực của nước ta vào thời điểm đó chưa đủ để phát triển đô thị ven sông, do vấn đề này liên quan rất nhiều đến quy hoạch chung và các vấn đề an sinh, xã hội.
Thực tế, tại nhiều thành phố lớn trên thế giới khu vực ven sông có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Ngay tại Việt Nam, 2 thành phố Đà Nẵng và TP. HCM đã có những bước đi táo bạo để tạo ra các khu đô thị ven sông đẹp, hỗ trợ mạnh mẽ sự phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể, TP.HCM đã có nhiều dự án bất động sản bên sông, từ chung cư cao cấp đến các khu đô thị hiện đại, đang dần thành hình như River City (Quận 7), Saigon Royal, Icon 56, The Goldview (Quận 4)… hay như hướng phát triển khu đô thị sinh thái khép kín như Đại Quang Minh đang thực hiện với Khu đô thị Sala… Trong khi đó, tại Hà Nội, hình hài của một đô thị ven sông vẫn chỉ xuất hiện trong tưởng tượng.
Từ sự chậm trễ trong công tác quy hoạch lẫn trong các dự án nghiên cứu khoa học về phòng chống lũ lụt, thủy lợi, thủy lực trên sông Hồng dẫn đến những rào cản của các quy định pháp luật về phòng chống lũ lụt, về đê điều cũng chậm thay đổi. Trong khi đó, hàng loạt các công trình thủy lợi tầm cỡ thế giới ở thượng lưu sông Hồng, sông Đà đã góp phần giúp điều tiết, hỗ trợ phòng chống lũ lụt.
Lý giải về vấn đề này, TS. Quảng cho biết: “Sông Hồng có đặc điểm thủy văn phức tạp, có mùa mưa, mùa lũ nên có hệ thống đê chống lũ, khó phát triển cảnh quan ven sông hơn nhiều đô thị trên thế giới. Hiện nay, hệ thống thủy lợi đã phần nào điều tiết được lũ lụt một cách chủ động hơn. Chính phủ đã phê duyệt hành lang thoát lũ, ngoài hành lang thoát lũ thì chúng ta có thể xây dựng đô thị ven sông”.
Với điều kiện tự nhiên của sông Hồng, không nên phát triển nhà cao tầng dày đặc như các dự án đô thị ven sông của nhiều quốc gia trên thế giới và quy hoạch đô thị ven sông trước đây. Mô hình đô thị ven sông của các quốc gia khác không phù hợp với điều kiện của sông Hồng vì còn liên quan đến vấn đề trị thủy. “Việc quy hoạch dọc 2 bên bờ sông Hồng sẽ khác trước để vừa khai thác được cảnh quan, các yếu tố tự nhiên, văn hóa lịch sử của dòng sông này vào trong tổng thể của đô thị và vẫn đảm bảo các vấn đề liên quan đến bản thân nó”, TS. Quảng cho hay.
Để xây dựng được khu đô thị hiện đại, xứng tầm quốc tế, vừa khai thác được điều kiện tự nhiên, vừa hạn chế tác động đến thiên nhiên và an cư của nhân dân, TS. Trương Văn Quảng đã chỉ ra: “Hà Nội đã phân bổ dọc theo hành lang sông, xác định đâu là vùng được phép xây dựng, đâu là vùng cần bảo tồn cảnh quan tự nhiên, có kế hoạch phát triển cho từng khúc, từng đoạn sao cho khai thác được yếu tố tự nhiên, phát huy yếu tố nhân văn trong cấu trúc đô thị”.
Dù còn gặp phải nhiều vướng mắc, tuy nhiên quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng là việc làm tất yếu để giải quyết tình trạng nhếch nhác, kém phát triển như hiện nay; đồng thời phát triển lợi thế cảnh quan ven sông của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.