(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Marshall Alfred là ai?
Marshall Alfred (1842-1924) là giáo sư kinh tế chính trị tại trường Đại học Tổng hợp Cambridge. Ông là nhà kinh tế người Anh nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Marshall đã phải mất gần 10 năm để hoàn tất tác phẩm Principles of Economics (tạm dịch là "Những nguyên lý cơ bản của Kinh tế học") vào năm 1890. Trong cuốn sách này, những mô hình đường cung, đường cầu, chi phí biên, lợi nhuận biên..., đã được tập hợp và biểu hiện một cách hệ thống và logic, làm nền tảng cho các mô hình kinh tế sau này. Cuốn sách này được công nhận là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông, là một trong những cuốn sách giáo khoa kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất ở nước Anh trong nhiều năm, và hiện nay, nó vẫn còn hữu ích đối với các sinh viên từ đang học đại học đến sau đại học.
Marshall phát triển phương pháp ích lợi cận biên độc lập với trường phái Áo. Ông đã nêu ra ý tưởng về ích lợi cận biên giảm dần, lý giải tại sao đường cầu dốc xuống, nêu ra mối quan hệ giữa hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế đối với các đường cầu, cũng như ý tưởng về hệ số co giãn của nhu cầu.
Marshall tìm cách gắn lý thuyết cổ điển về chi phí sản xuất dài hạn với lý thuyết ích lợi cận biên thịnh hành vào thời đó. Ông cho rằng nếu cả hai lưỡi kéo đều cắt và chúng ta không biết lưỡi nào cắt nhiều hơn, thì cung và cầu có vai trò như nhau trong việc xác định giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Marshall lập luận rằng các lực lượng cung cầu quyết định giá trị hàng hóa, trong đó nhu cầu quyết định giá cả và sản lượng trong ngắn hạn, còn cung ảnh hưởng tới giá cả và sản lượng trong dài hạn. Theo ông, giá cung phụ thuộc vào chi phí sản xuất và việc phân tích chi phí sản xuất ngắn hạn cho thấy sản phẩm cận biên của tất cả các nguồn lực cũng giảm dần. Khi các đầu vào biến đổi được kết hợp với một lượng cố định các nguồn lực khác. Đây chính là quy luật lợi suất giảm dần của các đầu vào nhân tố biến đổi. Nhưng trong dài hạn, Marshall cho rằng các ngành phải cắt giảm chi phí và giá cả do tác động của kinh tế quy mô - một loại hiệu quả kinh tế phát sinh từ quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng hơn.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone