Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Modigliani, Franco (1918 - 2003 ) là người được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1985 vì công tình nghiên cứu mang tính chất mở đường trong việc phân tích hành vi tiết kiệm của các hộ gia đình và hoạt động của thị trường tài chính. Modigliani đã tìm cách dung hòa một số điểm khác biệt làm cho những người theo Keynes và các nhà tiền tệ xa cách nhau Ông cũng phát triển mô hình về tiết kiệm nổi tiếng dưới cái tên giả thuyết vòng đời. Cùng với Merton miller, ông đưa ra những ý tưởng về việc các doanh nghiệp làm thế nào để phân biệt giữa đầu tư của họ và các quyết định tài chính. Hai ông đã xây dựng định lý Modigliani-Miller quan trọng trong ngành tài chính doanh nghiệp hay còn gọi là lý thuyết M&M (1958). Định lý này chứng minh rằng theo một số giả định, giá trị của một công ty không bị ảnh hưởng cho dù nó có nguồn tài chính từ vốn chủ sở hữu (bán cổ phiếu) hoặc nợ (vay tiền).
Đồng thời, Modigliani cũng là đồng tác giả sách giáo khoa mang tên "Nền tảng của chế định và thị trường tài chính " và "Thị trường vốn: chế định và công cụ" với Frank J. Fabozzi thuộc trường quản trị Yale.
Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế TNDN (1958)
Để đơn giản hóa, lý thuyết M&M đưa ra các giả định:
– Không có thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân.
– Không có chi phí giao dịch.
– Không có chi phí phá sản và chi phí khó khăn về tài chính.
– Cá nhân và doanh nghiệp đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau.
Với những giả định trên, nội dung của lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề dưới đây.
Mệnh đề thứ nhất: Giá trị doanh nghiệp có sử dụng nợ vay (VL) bằng giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ vay (VU), nghĩa là VL=VU, nghĩa là cấu trúc vốn không ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp.
Trong thị trường vốn hoàn hảo thì những lợi ích của việc vay nợ (lợi về thuế) hay chi phí đi vay (chi phí giao dịch, chi phí phá sản, chi phí đại diện…) đều không tồn tại. Do đó, việc sử dụng nợ vay không đem lại bất kỳ khoản lợi ích tăng thêm và chi phí tăng thêm nào cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có giá trị không đổi, không phụ thuộc vào cấu trúc vốn, tức là giá trị doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ vay nợ và vốn chủ sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc cho dù doanh nghiệp có lựa chọn bất kỳ phương thức huy động vốn nào cũng không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệpsử dụng nợ vay có giá trị bằng với doanh nghiệp không sử dụng nợ vay.
Mặc dù những giả định về thị trường vốn hoàn hảo là không có thực nhưng cũng cần chú ý đến những giả định này.
Giả định không có việc đánh thuế là điều kiện quan trọng để nợ phát huy lợi ích lớn nhất của mình (lá chắn thuế). Giả định này đúng với một số trường hợp như doanh nghiệp mới thành lập, công ty mới cổ phần hóa được miễn thuế trong 3 năm đầu, còn lại thì hầu hết là trường hợp các doanh nghiệpphải nộp thuế TNDN.
Giá trị doanh nghiệpđược tính toán hoàn toàn bởi tính biến đổi của các luồng tiền. Họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể dừng vì vỡ nợ. Đây là vấn đề rất khác lý thuyết nếu thực tế các doanh nghiệp có hệ số nợ cao.
Việc sử dụng nợ đem lại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn cho chủ sở hữu, đó chính là phần bù đắp cho rủi ro tăng lên từ việc gia tăng hệ số nợ. Với các giả thuyết trên, phương trình lý thuyết M&M như sau:
Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ = Tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ (VL=VU).
Mệnh đề thứ hai: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tỷ lệ thuận với hệ số nợ
Mệnh đề này cho rằng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên nếu doanh nghiệptăng nợ. Với các điều kiện giả định, chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng vốn vốn cổ phần nên nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng nợ vay sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân, đồng thời chi phí sử dụng vốn cổ phần cũng tăng theo tỷ trọng nợ vay lại làm chi phí sử dụng vốn bình quân tăng lên. Do đó, chi phí sử dụng vốn bình quân không thay đổi.
Trong khi đóng góp nhiều cho sự ra đời của cái gọi là trường phái kỳ vọng hợp lý thì Modigliani bác bỏ quan điểm cho rằng chính phủ không thể cải thiện được hoạt động của nền kinh tế do những người hành động hợp ký luôn luôn dự kiến đúng hành vi của chính phủ và làm trung hòa ảnh hưởng của nó. Cùng với Lawrence Klein, ông đã góp phần thiết kế mô hình của trường Đại học Tổng hợp MIT thuộc bang Pensylvania. Đây là một mô hình kinh tế vĩ mô.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.